Câu A. K+; NO3‒; Mg2+; HSO4‒
Câu B. Ba2+; Cl-; Mg2+; HCO3-
Câu C. Cu2+; Cl‒; Mg2+; (SO4)2‒
Câu D. Ba2+; Cl-; Mg2+; HSO4- Đáp án đúng
Chú ý: HSO4 là ion điện li khá mạnh, nó điện li ra H+ và SO4(2−)
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:
a) Qùy tím.
b) Natri hiđroxit.
c) Bari hiđroxit.
d) Natri oxit
e) Cacbon đioxit.
Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
Chọn thuốc thử Ba(OH)2
Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.
- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 và các ống nghiệm chứa các axit đó:
Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4
⇒ Nhận biết được ống chứa HCl (không có hiện tượng gì)
- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:
Kết tủa tan được và có khí bay ra BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3
Kết tủa không tan trong axit là BaSO4, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.
Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O
Câu A. 2,24
Câu B. 3,36
Câu C. 4,48
Câu D. 6,72
Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 3
Câu D. 7
Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
a mol 1,25a mol
Ta có: a/2 > (1,25a)/3 => Fe dư
Chất rắn X chứa:
nFeCl3 = 2. (1,25a/3) = 5a/6 mol; nFe dư = a - (5a/6) = a/6 mol
Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
a/6 5a/6 mol
=> Sau phản ứng dung dịch Y có FeCl2 và FeCl3 dư.
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là :
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là :
m = 10-3.40 = 0,04 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.