số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. (c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH. (d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư. (f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Giải thích:

Đáp án B (a) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O ⇒ chứa 2 muối là FeCl3 và FeCl2. (b) 3Fe3O4 + 28HNO3 dư → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O ⇒ chứa 1 muối Fe(NO3)3. (c) NaOH + SO2 dư → NaHSO3 ⇒ chứa 1 muối NaHSO3. (d) Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2 ⇒ chứa 2 muối là FeCl2 và FeCl3 dư. (e) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 ⇒ chứa 2 muối là CuCl2 và FeCl2. (f) Do không có khí thoát ra ⇒ sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NH4NO3. 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O ⇒ chứa 2 muối là Al(NO3)3 và NH4NO3. ⇒ chỉ có (b) và (c) không thỏa

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với oxi thu được nhôm oxit Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với oxi thu được nhôm oxit Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.


Đáp án:

Số mol Al: nAl = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3

0,2 → 0,1 (mol)

Khối lượng Al2O3 tạo thành: mAl2O3 = 0,1 . 102 = 10,2 g

Xem đáp án và giải thích
Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là gì?


Đáp án:

2pX + nX + 3(2pY + nY) = 196

2pX + 6nY – (nX + 3nY) = 60

6nY – 2pX = 76

⇒ pY = 17; pX = 13 ⇒ AlCl3

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân chất béo trong
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi thủy phân trilinolein trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là


Đáp án:
  • Câu A. C17H31COOH và glixerol

  • Câu B. C15H31COOH và glixerol

  • Câu C. C17H35COONa và glixerol

  • Câu D. C15H31COONa và etanol

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?


Đáp án:

Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:

Ca(HCO3)2  =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2  =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị m là

Đáp án:
  • Câu A. 6,20

  • Câu B. 5,25

  • Câu C. 3,60

  • Câu D. 3,15

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…