Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
Câu A.
4
Đáp án đúngCâu B.
3
Câu C.
2
Câu D.
1
(a) Cu +2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(b) H2S + CuSO4 → CuS +H2SO4
(c) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
(d) S + Hg→ HgS
=>có 4 pư xảy ra.
Hãy cho (giấm hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích.
Khi cho (giấm hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì sữa bò và sữa đậu nành bị vón cục do có sự động tự protein.
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Số mol S tham gia phản ứng là: nS = 0,05 mol
Phương trình hóa học:
S + O2 --t0--> SO2
1 → 1 mol
0,05 → 0,05 (mol)
Theo phương trình hóa học, ta có: nSO2 = nS = 0,05 mol
Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là:
mSO2 = nSO2. MSO2 = 0,05.64 = 3,2 gam
Câu A. Nước.
Câu B. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu C. Dung dịch NaCl.
Câu D. Dung dịch NaOH.
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng khác) có axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Viết tường trình
1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
TN: Điều chế nước Clo bằng cách: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4
Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su)
- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dd NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Có khí màu nâu đỏ thoát ra sau phản ứng.
Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2 có màu nâu đỏ
Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.
2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.
Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt
Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.
Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dd NaBr và I2
Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd hồ tinh bột.
Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.
Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.
Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.