phương pháp loại tạp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là :

Đáp án:
  • Câu A. Cho một lá nhôm vào dung dịch

  • Câu B. Cho lá sắt vào dung dịch Đáp án đúng

  • Câu C. Cho lá đồng vào dung dịch

  • Câu D. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

Giải thích:

Chọn B. A. Sai, Cho một lá nhôm vào dung dịch thì không loại bỏ được CuSO4. B. Đúng, Để loại bỏ CuSO4 ra khỏi dung dịch ta cho là Fe vào dung dịch với mục đích loại bỏ Cu2+ ra khỏi dung dịch. C. Sai, Cho lá đồng vào dung dịch thì không loại bỏ được. D. Sai, Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng. Đây là một quá trình khá phức tạp.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là bao nhiêu?


Đáp án:

Nếu A và B cùng là nguyên tố s hoặc p.

Nếu A ít hơn B 1 lớp electron thì A có thể ít hơn B là 2 hoặc 8 hoặc 18 electron.

Nếu eB - eA = 2 và eB + eA = 32.

⇒ eB = 17 và eA = 15 ( loại vì 2 nguyên tố này có cùng lớp electron).

Nếu eB - eA = 8 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 20 và eA = 12 (chọn).

Nếu eB - eA = 18 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 25 và eA = 7(loại vì 2 nguyên tố này khác nhau 2 lớp electron).

Vậy A và B có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?


Đáp án:

Đáp ánX là este của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở

X là este, no đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2

neste = nNaOH = 1.0,1 = 0,1 mol

Meste = 6/0,1 = 60 → 14n + 32 = 60 → n = 2

Công thức phân tử của X là C2H4O2

este X là HCOOCH3: metyl fomat

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là


Đáp án:

nAla = 0,32 mol; nAla–Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nAla + 2 nAla–Ala + 3 nAla-Ala–Ala = 4nAla-Ala-Ala-Ala

⇒ nAla-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2. 2 + 0,12. 3)/4 = 0,27 mol

⇒ m = 0,27. (89. 4 - 18. 3) = 81,54 gam

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?


Đáp án:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

nCu = 0,5nFe3+ + 3/2nNO3- = 0,01 + (3/2). 0,06 = 0,1 mol

→ mCu = 6,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. a) Tính phân tử khối của hợp chất. b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

a) Tính phân tử khối của hợp chất.

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).


Đáp án:

a. PTK của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần

Phân tử khối của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC

⇒ Phân tử khối của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC

b. PTK hợp chất = 2.NTK X + 1.NTK O = 62 đvC

⇒ 2.NTK X + 16 = 62 đvC

NTK X = (62-16)/2 = 23 đvC

Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…