Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch. (4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. Những phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. (3), (4), (5). Đáp án đúng

  • Câu B. (1), (2), (4).

  • Câu C. (1), (2), (4), (5).

  • Câu D. (2), (3), (4), (5).

Giải thích:

Chọn A. (1) Sai, các khí gây ra hiệu hứng nhà kính chủ yếu là : hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 các khí CFC, CF6… (2) Sai, SO2 và các khí NxOy là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập vận dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một dung dịch chứa các ion: 0,1 mol Fe2+, 0,2mol Al3+, x mol Cl-, và y mol SO42-. Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Gía trị của x, y lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,20 mol; 0,30 mol.

  • Câu B. 0,15 mol; 0,30 mol.

  • Câu C. 0,20 mol; 0,15 mol.

  • Câu D. 0,15 mol; 0,35 mol.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucôzơ, andehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đo ở đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dd trong bình thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucôzơ, andehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đo ở đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dd trong bình thay đổi như thế nào?


Đáp án:

Khi đốt hỗn hợp X gồm glucôzơ, andehit fomic, axit axetic ta có:

nO2 = nCO2 = nH2O = 0,1 mol

Khi cho sản phẩm vào bình đựng Ca(OH)2 dư: nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

⇒ mCaCO3 = 10g

mCO2 + mH2O = 6,2g < m↓

⇒ mdung dịch giảm = mCaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 3,8g

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. (3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2. (4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Tính phân tử khối của: a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5. b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H. c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O. d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của:

a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5.

b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H.

c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O.

d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.


Đáp án:

Tính phân tử khối của :

a) Cacbon dioxit (CO2) bằng : 12 + 16.2 = 44 đvC

b) Khí metan (CH4) bằng : 12 + 4.1 = 16 đvC

c) Axit nitric (HNO3) bằng : 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63 đvC

d) Kali pemanganat (KMnO4) bằng : 1.39 + 1.55 + 4.16 = 158 đvC

Xem đáp án và giải thích
Hóa trị là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa trị là gì?


Đáp án:

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…