Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein
Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra
Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu
Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit Đáp án đúng
Chọn D. A. Đúng, Bản chất của enzim là những chất hầu chết có bản chất protein. B. Đúng, Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra: H2N-CH2-COOH + HONO --> HO -CH2-COOH + N2 + H2O. C. Đúng, Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu. 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O D. Sai, Peptit được chia thành hai loại : * Oligopeptit gồm các peptit gồm các peptit có từ 2 – 10 gốc α – aminoaxit. * Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit.
Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.
a) Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng?
b) Nêu định nghĩa từng loại cacbohidrat và lấy thí dụ minh họa?
Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m
Có ba loại cacbohiđrat:
Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. Thí dụ: glucozơ, fructozơ
Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Thí dụ: saccarozơ, mantozơ
Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:
(1) 4FeS2 + 11O2 −tº→ 2Fe2O3 + 8SO2 ↑
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 −tº→ Fe2O3 + 3H2O
(5) Fe2O3 + H2 −tº→ 2FeO + H2O
(6) FeO + H2SO4(l) → FeSO4 + H2O
(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe
Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
* Từ MgCO3 → Mg
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)
MgCl ---đpnc---> Mg + 1/2Cl2 (2)
* Từ CuS → Cu
2CuS + 3O2 --t0--> 2CuO + 2SO2 (1)
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O (2)
*Từ K2SO4 → K
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl (1)
KCl --đpnc--> K + 1/2Cl2 (2)
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính —> X là CO2.
Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí CO2 trong không khí do cây xanh cần CO2 để quang hợp.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.