Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6 Đáp án đúng

  • Câu D. 7

Giải thích:

Chọn C. (a) Đúng, Vì glucozơ làm mất màu dung dịch Br2 trong khi fructozơ thì không có phản ứng này. (b) Sai, Trong môi trường kiếm thì glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Sai, Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng  vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Đúng, Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Đúng, Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Sai, Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α–glucozơ và β–fructozơ. (h) Đúng, Phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Sai, Phản ứng giữa axit axetic và ancol isoamylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín là isoamyl axetat. (k) Đúng, Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Đúng, Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Vậy có 6 phát biểu đúng là: (a), (d), (e), (h), (k), (l).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

   Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

    Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)

   Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol

    Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan.

  Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)

    Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những bệnh nhân yếu sức lại được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những bệnh nhân yếu sức lại được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ?



Đáp án:

Trong máu người luôn luôn có một lượng glucozo (tỉ lệ khối lượng không đổi là 0,1%). Nếu lượng glucozơ trong máu giảm đi (< 0,1%), người sẽ bị suy nhược, yếu sức nên cần phải bổ sung lượng glucozo bằng cách truyền trực tiếp.


Xem đáp án và giải thích
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H(ở đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng


Đáp án:

nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol → nH2SO4 = nH2 = 0,1 mol

→ mH2SO4 = 0,1. 98 = 9,8 gam → mdd H2SO4 = (9,8.100)/10 = 98 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

mdd sau = mdd bd + mKL - mH2 = 98 + 3,68 - 0,1.2 = 101,48 gam

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.

  • Câu B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.

  • Câu C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.

  • Câu D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng: a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3 b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4 c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:

a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3

 

b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4

 

c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O

 

d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.


Đáp án:

a) 2FeCl2 + Cl2 -> 2FeCl3

(Cl2 là chất oxi hóa)

b) Cl2 + SO2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4

( Cl2 là chất oxi hóa)

c) 6KOH + 3Cl2 -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

d) 2Ca(OH)2+ 2Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + 2H2O.

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…