Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các cặp chất sau: (1). Khí Cl2 và khí O2. (2). Khí H2S và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7). Hg và S. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. (9). CuS và dung dịch HCl. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

Đáp án:
  • Câu A. 8 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 10

Giải thích:

(1). Khí Cl2 và khí O2. Không phản ứng (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. 2H2O + 2KMnO4 + 5SO2 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 (2). Khí H2S và khí SO2. 2H2S + SO2 → 2H2O + 3S↓ (7). Hg và S. Hg + S → HgS (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS↓ (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. H2O + NaClO + CO2 → NaHCO3 + HClO (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. Cl2 + 2NaOH → H2O + NaCl + NaClO (9). CuS và dung dịch HCl. Không phản ứng (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
 Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi bao nhiêu?


Đáp án:

n Ba(OH)2 = 0,054 mol ⇒ nBa2+ = 0,054 mol; nOH- = 0,108 mol

CO32- + Ba2+ → BaCO3

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Ta có: nBa2+ > nCO32- ⇒ nBaCO3 = 0,025 mol

n NH4+ > n OH- ⇒ nNH3 = nOH- = 0,108 mol

Khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm đi = mNH3 + mBaCO3

= 0,025.197 + 0,108.17 = 6,761g

Xem đáp án và giải thích
Ozon khi nào thì có lợi và có hại đối với sức khoẻ con người?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ozon khi nào thì có lợi và có hại đối với sức khoẻ con người?



Đáp án:

Nếu ở trên cao, tầng ozôn là lá chắn bảo vệ đời sống con người khỏi tác hại của tia cực tím thì ở dưới thấp, việc tích tụ ozon lại gây hại tới môi trường.

Ozon làm tấy màng mắt, làm tổn thương đường hô hấp. Mặt khác, là chất oxi hoá mạnh nên nó tác động đến nhiều đối tượng trong môi trường. Chẳng hạn làm giòn cao su, chất dẻo, làm tổn hại đời sống của các loài sinh vật.




Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng nhiệt phân CaCO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi,... Nung 100 kg đá vôi (chứa 80% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được m kg chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 80,0.

  • Câu B. 44,8.

  • Câu C. 64,8

  • Câu D. 56,0.

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Dung dịch có màu xanh lam. c) Dung dịch có màu vàng nâu. d) Dung dịch không có màu. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam.

c) Dung dịch có màu vàng nâu.

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…