Phân tử nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. (2). Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. (3). Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. (4). Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh. (5). Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững. (6). Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Giải thích:

(1). Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10. (2). Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10. (3). Sai. Là liên kết mạnh. (4). Sai. Là liên kết yếu. (6). Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Đúng theo SGK lớp 10.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?


Đáp án:

Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.

  • Câu B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.

  • Câu C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.

  • Câu D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó.

Xem đáp án và giải thích
Sự điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử cứ 100 ion CH3COO‒ thì có 1 ion thủy phân)

Đáp án:
  • Câu A. y = 100x

  • Câu B. y = 2x

  • Câu C. y = x+2

  • Câu D. y = x - 2

Xem đáp án và giải thích
Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 200 dung dịch CuSO4 0,5M, sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Biết toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh nhôm. Khối lượng Cu thoát ra là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 200 dung dịch CuSO4 0,5M, sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Biết toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh nhôm. Khối lượng Cu thoát ra là


Đáp án:

Giải

Cách 1

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

2x-------------------------------------3x

Ta có: 46,38 = 45 – 27.2x + 64.3x

→ x= 0,01 mol

→ mCu = 0,01.3.64 = 1,92g

Cách 2 :

Dung dịch sau phản ứng gồm : SO42- (0,1 mol), Al3+ : a mol, Cu2+ : b mol

BTĐT => 3a + 2b = 0,2

BTKL => 64(0,1 – b) – 27a = 46,38 – 45 = 1,38

=>a = 0,02 và b = 0,07

=> mCu = 0,03.64 = 1,92g

Xem đáp án và giải thích
Dạng bài đếm số phát biểu về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxyglixerol (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (d) Tristearin, triolein có CT lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5 (e) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hidro khi đun nóng có xúc tác Ni (f) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dd kiềm Số phát biểu đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…