Phần trăm số mol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 25

  • Câu B. 15

  • Câu C. 40

  • Câu D. 30 Đáp án đúng

Giải thích:

Do Y chỉ chứa muối sunfat => NO3 chuyển hết sang khí NO ( khí hóa nâu trong không khí) Mặt khác sau phản wsnsng thu được hỗn hợp khí => có H2 Áp dụng qui tắc đường chéo : (H2) 2 --18 = 16; (NO) 30---18 = 12. => nH2 : nNO = 3 : 4 => nH2 = 0,075 mol ; nNO = 0,1 mol Ta có nH+ = 2nH2 + 4nNO + 10nNH4+ ( nếu có) + 2nO => 10nNH4+ + 2nO = 0,9 mol (*) => Bảo toàn N : nNO3 = nNO + nNH4+ = 0,1 + nNH4+ Có mmuối sunfat = mion KL + mSO4+ mNH4+ => mion KL = 96,55 – 0,725.96 – 18nNH4+ = 26,95 – 18nNH4+ => mX - mion KL = mO + mNO3 => 38,55 – ( 26,95 – 18nNH4+) = 16nO + 62.( nNH4+ + 0,1) => 44nNH4+ + 16nO = 5,4 (**) Từ (*) và (**) => nNH4+ = 0,05 ; nO = 0,2 = nZnO => Bảo toàn N : nNO3 = 0,15 mol => nFe(NO3)2 = 0,075 mol => Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+ => 2nMg + 3nAl = 0,775 ( Do Mg và Al tính khử mạnh hơn nên sẽ phản ứng với NO3- trước Fe2+ ; tuy nhiên do tạo khí H2 chứng tỏ khi hết NO3 nhưng kim loại vẫn dư => Fe2+ không bị oxi hóa ) => mMg + mAl = 24nMg + 27nAl = 8,85g (2) Từ (1) và (2) => nMg = 0,2 mol ; nAl = 0,15 mol => %nMg(X) = 32% gần nhất với giá trị 30% =>D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

C4H8O2 có số đồng phân este là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?


Đáp án:
  • Câu A. SnCl2

  • Câu B. NaF

  • Câu C. Cu(NO3)2

  • Câu D. KBr

Xem đáp án và giải thích
Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao. a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra. b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao.

a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra.

b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.


Đáp án:

a)

Fe3O4 + CO --t0--> 3FeO + CO2

FeO + CO -t0-> Fe + CO2

b)

Phản ứng tổng hợp

Trong 10 tấn gang có 96% Fe có 9,6 tấn sắt

Theo pt : cứ 232 gam Fe3O4 tạo ra 3.56 = 168 gam Fe

Vậy để có 9,6 tấn Fe cần lượng Fe3O4 là : 9,6 x 232 : 168 = 13,257 tấn

Hiệu suất phản ứng là 87,5% nên lượng Fe3O4 cần lấy là :

13,257 x 100 : 87,5 = 15,151 tấn

Mà Fe3O4 chỉ chiếm 92,8% khối lượng quặng nên khối lượng quặng cần lấy là:

15,151 x 100 : 92,8 = 16,326 tấn

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan.  Tìm x?


Đáp án:

nNaOH = 0,1 mol.

Nếu NaOH hết ⇒ mNaNO3 = 0,1. 85 = 8,5g < 7,6 gam chất tan => loại

nHNO3 = 0,1x = nNaOH pư = nNaNO3

⇒ mchất tan = mNaNO3 + mNaOH dư

⇒ 0,1x. 85 + (0,1 – 0,1x). 40 = 7,6

⇒ x = 0,8

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ dung dịch glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 0,02M

  • Câu B. 0,20M

  • Câu C. 0,1M

  • Câu D. 0,01M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…