Phần lớn glucozo do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp là để tạo ra xenlulozơ. Biết răgng một cây bạch đàn 5 tuôi có khối lượng gỗ trung bình là 100kg chứa 50% xenlulozo.
a. Tính xem 1 ha rừng bạch đàn 5 tuổi mật độ 1 cây/20m2 đã hấp thụ bao nhiêu m3 CO2 và giải phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo xenlulozo.
b. Nếu dùng toàn bộ gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (giả sử chứa 95% xenlulozo và 5% phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy, biết rằng hiệu suất chung của quá trình là 80% tinh theo lượng xenlulozo ban đầu.
a. 1 ha = 10000 m2. Mật độ bạch đàn 20m2/cây, mỗi cây có 50 kg xenlulozo nên tổng khối lượng xenlulozo tổng hợp được là : 50.10000 /20 = 25000 (kg)
Phản ứng quang hợp
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
Thể tích CO2 = thể tích O2 = V m3
⇒ V = (25000 x 6 x 22,4n):(0,162n x 1000) = 20740,740 (m3)
b. khối lượng giấy sản xuất từ 1 ha bạch đàn trên là : 25 : 9% : 80% = 21,056 (tấn)
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.
– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.
– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.
– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).
a) B, D, C, A
b) D, A, B, C
c) B, A, D, C
d) A, B, C, D
e) C, B, D, A
A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C
B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A
D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C
⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C
Phương án c đúng.
Kali là gì?
- Kali là một kim loại kiềm được phát hiện bởi Sir Humphry Davy năm 1807, ông tách nó ra từ dung dịch KOH. Kim loại kiềm này là kim loại đầu tiên được điều chế bằng điện phân.
- Kí hiệu: K
- Cấu hình electron: [Ar] 4s1
- Số hiệu nguyên tử: 19
- Khối lượng nguyên tử: 39 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 19
+ Nhóm: IA
+ Chu kì: 4
- Đồng vị: 39K, 40K, 41K.
- Độ âm điện: 0,82
ột nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòai cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?
Nguyên tử có 3 phân lớp electron nên suy ra có 6 electron s.
Vậy nguyên tử này có 11 electron p.
Cấu hình electron của nguyên tử này là: 1s22s22p63s23p5
Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng.
Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:
- Độ cứng.
- Khối lượng riêng
- Nhiệt độ nóng chảy.
- Năng lượng ion hóa I1
- Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).
So sánh Na với hai kim loại khác cùng ở nhóm IA
Kim loại kiềm | Li | Na | K |
Eo(M+/M) (V) | -3,05 | -2,71 | -2,93 |
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) | 0,6 | 0,4 | 0,5 |
Khối lượng riêng (g/cm3) | 0,53 | 0,97 | 0,86 |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) | 180 | 98 | 64 |
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) | 520 | 497 | 419 |
X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y và ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 7,48 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 6,048 lít O2 (đktc), thu được m gam hỗn hợp khí và hơi. Dẫn hết hỗn hợp khí và hơi thu được vào bình chứa H2SO4 đặc, dư thấy có 0,71m gam khí không bị hấp thụ. Mặt khác 7,48 gam hỗn hợp E trên phản ứng tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cho các phát biểu sau về X, Y, Z, T. - Phần trăm khối lượng của Y trong E là 19,25%. - Phần trăm số mol của X trong E là 12%. - X không làm mất màu dung dịch Br2. - Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T là 5. - Z là ancol có công thức C3H6(OH)2. Số phát biểu đúng là:
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.