Nước biển chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. Bằng cách làm bay hơi nước biển, người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40 g/l. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch đó và bao nhiêu lít khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn) để điều chế 3 lít brom lỏng (khối lượng riêng 3,12 kg/l)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nước biển chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. Bằng cách làm bay hơi nước biển, người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40 g/l. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch đó và bao nhiêu lít khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn) để điều chế 3 lít brom lỏng (khối lượng riêng 3,12 kg/l)


Đáp án:

Ta có: mBr2 = 3,12.3 = 9,36 (kg)

=> nBr2 = (9,36.1000)/160 = 58,5 mol

2NaBr  +  Cl2     --->  2NaCl    + Br2

117            58,5                                     58,5

VNaBr = (117.103)/40 = 301,3 lít

VCl2 = 1310,4 l

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đặc điểm của ăn mòn điện hóa là :


Đáp án:
  • Câu A. Không phát sinh dòng điện.

  • Câu B. Có phát sinh dòng điện

  • Câu C. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào nhiệt độ

  • Câu D. Tốc độ ăn mòn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền vào bảng so sánh crăckinh nhiệt và crăckinh xúc tác sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền vào bảng so sánh crăckinh nhiệt và crăckinh xúc tác sau


Đáp án:

Crackinh nhiệt Crackinh xúc tác
Mục đích chủ yếu Tạo anken, làm monome để sản xuất polime Chuyển hợp chất mạch dài có ts cao thành xăng nhiên liệu
Điều kiện tiến hành Nhiệt độ cao Có xúc tác, nhiệt độ thấp hơn
Sản phẩm chủ yếu Anken Xăng có chỉ số octan cao hơn
Sản phẩm khác Ankan, dùng làm nhiên liệu cho crackinh Khí, dầu.

Xem đáp án và giải thích
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).

   Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.


Đáp án:

 - So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.

   - Khí thoát ra là khí hidro.

   - Nhận biết:

   * Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)


Đáp án:

Phân tử khối của xenlulozo : 162n.

Với M = 1.000.000 ⇒ n = 1000000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 1000000/162 . 5.10-6 = 3,0864.10-6 m

Với M = 2.400.000 ⇒ n = 2400000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 2400000/162. 5.10-6 = 7,4074.10-6 m

Chiều dài mạch xenlulozo trong khoảng 3,0864.10-6m - 7,4074.10-6m

Xem đáp án và giải thích
Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC?


Đáp án:

Polime: (C2H4)n có M = 120000 = 28n → n = 4286

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…