Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)


Đáp án:

CaCO3  ---t0---> CaO + CO2

 nCO2 = nCaCO3 =  0,2mol

 nCa(OH)2= 0,1 mol

T = 0,2/0,1= 2 ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

             0,1mol            0,1mol

⇒ CMCa(HCO3)2  = 0,1:0,5 = 0,2 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Xác định công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Xác định công thức của X?


Đáp án:

nC = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol); nH = 8,1 x 2 : 18 = 0,9 (mol)

Số mol nguyên tử N = 1,12 x 2 : 22,4 = 0,1 (mol) = số mol hợp chất hữu cơ đơn chức

=> phân tử khối của hợp chất = 5,9 : 0,1 = 59 ; Công thức phân tử C3H9N

Xem đáp án và giải thích
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. b) Gọi tên các oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

b) Gọi tên các oxit đó.


Đáp án:

a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.

b) Gọi tên các oxit :

BaO: Bari oxit

ZnO: Kẽm oxit

SO3 : Lưu huỳnh trioxit

CO2: Cacbon đioxit

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.


Đáp án:

- Sơ đồ:

Phương trình phản ứng:

(1) Khí NH3 + H2O ⇆ NH4OH

(2) NH3 + HCl → NH4Cl

(3) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

(4) NH3 + HNO3 → NH4NO3

(5) NH4NO3 → N2O + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.



Đáp án:

2Na + 2H2O   →2NaOH + H2     (1)

NaOH + HCl  → NaCl + H2O       (2)

Từ (1) và (2) ta thấy

nNa = nNaOH= nHCl = (0,2.50) : 1000 = 0,01 mol

=> %mNa = 2,3%



Xem đáp án và giải thích
Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?


Đáp án:

  - Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+

    - Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

    ⇒ Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+

=>  Một thanh Fe

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…