Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 2,08M vào dung dịch gồm 0,048 mol FeCl3 ; 0,032 mol Al2(SO4)2 và 0,08 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 2,08M vào dung dịch gồm 0,048 mol FeCl3 ; 0,032 mol Al2(SO4)2 và 0,08 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu gam?


Đáp án:

nOH- = 0,52 mol

Fe3+ = 0,048 mol; Al3+ = 0,032. 2 = 0,064 mol; nH+ = 0,08. 2 = 0,16 mol

Ta có: nH+ + 3nAl3+ + 3nFe3+ = 0,496 mol < nOH-

⇒ Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan bằng OH-, nOH- hòa tan kết tủa = 0,52 – 0,496 = 0,024mol

Al(OH)3 (0,024) + OH- (0,024 mol) → AlO2- + 2H2O

⇒ Al(OH)3 không bị hòa tan = 0,064 – 0,024 = 0,04 mol

m = mAl(OH)3 + mFe(OH)3 = 0,04. 78 + 0,048. 107 = 8,256g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng xà phòng hóa của Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CHCOONa và CH3OH.

  • Câu B. CH3COONa và CH2=CHOH.

  • Câu C. CH3COONa và CH3CHO.

  • Câu D. C2H5COONa và CH3OH.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)

    Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.

Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)

 

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng. (b) Cho Fe vào dung dịch KCl. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Đốt dây sắt trong Cl2. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.              

     (b) Cho Fe vào dung dịch KCl.

     (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.               

     (d) Đốt dây sắt trong Cl2.

     (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là


Đáp án:

Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).

(a) Fe dư  + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 => tạo muối FeSO4  

(e) Fe3O+ 4H2SO4 → FeSO+ Fe2(SO4)+ 4H­2O

Xem đáp án và giải thích
Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg , kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học các hợp chất tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg , kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học các hợp chất tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

Mg + S → MgS

Fe + S → FeS

Zn + S → ZnS

2Al + 3S → Al2S3

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về kim loại kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là:


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…