Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

Đáp án:
  • Câu A. FeO

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Fe2O3 Đáp án đúng

  • Câu D. Fe3O4.

Giải thích:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là Fe2O3. Fe(OH)3 ----t0---> Fe2O3 + H2O => Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu nào sau đây không đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau

  • Câu B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc

  • Câu C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở

  • Câu D. Metyl α-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ứng dụng của este :


Đáp án:
  • Câu A. Sản xuất cao su pren.

  • Câu B. Sản xuất nhựa bakelit.

  • Câu C. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.

  • Câu D. Sản xuất tơ nilon.

Xem đáp án và giải thích
Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 gam. Xác định thành phần trăm khối lượng của H trong A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 gam. Xác định thành phần trăm khối lượng của H trong A?


Đáp án:

Khi A tác dụng với O2chỉ sinh ra, và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.

Theo định luật bảo toàn khối lượng :

mCO2 + mH2O = mA+ mO2= 7,30 (g) (1)

Theo đầu bài: mCO2 + mH2O= 3,70(g). (2)

Từ hệ (1) và (2), tìm được mCO2= 5,50 g; mH2O= 1,80 gam.

Khối lượng C trong 5,50 gam CO2:

Khối lượng H trong 1,8 gam H2:

Đó cũng là khối lượng c và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O.

Khối lượng O trong 2,50 gam A: 2,50 - 1,50 - 0,200 = 0,80 (g)

Phần trăm khối lương của H: 0,2/2,5.100% = 8%

Xem đáp án và giải thích
Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?


Đáp án:

Giống nhau: Chuyển hợp chất hữu cơ thành hợp chất hữu cơ đơn giản.

Khác nhau:

- Phân tích định tính: Xác định sự có mặt của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O

- Phân tích định lượng: Xác định hàm lượng của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = m + 73 – m = 73 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 73/36,5 = 2 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)

a → 22a gam

Glu → Glu-Na2  mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)

b → 44b gam

=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)

Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8

=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…