Nhiệt độ sôi
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

Đáp án:
  • Câu A. HCOOC6H5

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. HCOOCH3 Đáp án đúng

  • Câu D. CH3COOCH3

Giải thích:

Chọn C.  Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi: - Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. - Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. - Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.  Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau: Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCOOCH3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.


Đáp án:

* Hòa tan 4 kim loại vào nước thì Na, Ca tác dụng với nước:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2+ H2

Sục từ từ khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có kết tủa là Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

* Hai kim loại không tan trong nước đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra nhôm do bị tan ra còn sắt thì không

2NaOH + 2Al + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Xem đáp án và giải thích
Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là


Đáp án:
  • Câu A. FeO

  • Câu B. Fe

  • Câu C. CuO

  • Câu D. Cu

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch Y chứa KHCO3 0,3M và BaCl2 0,1M. Cho 0,5 lít dung dịch X phản ứng với 0,5 lít dung dịch Y và đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy tổng khối lượng các chất trong dung dịch thu được giảm m gam (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch Y chứa KHCO3 0,3M và BaCl2 0,1M. Cho 0,5 lít dung dịch X phản ứng với 0,5 lít dung dịch Y và đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy tổng khối lượng các chất trong dung dịch thu được giảm m gam (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của m là


Đáp án:

Dung dịch X chứa H2SO4 : 0,1 mol và HCl 0,05 mol; Y chứa KHCO3 : 0,15 mol và BaCl2 : 0,05 mol
Khối lượng dung dịch giảm chính bằng khối lượng chất rắn được hình thành và khí thoát ra
=> BaSO4 (0,05 mol) và CO2 (0,15 mol) 

=> m = 18,25 (g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là


Đáp án:

Đặt công thức chung của 2 amin no, đơn chức, kế tiếp là CnH2n+3N

nCO2 = 2,24:22,4 = 0,1 (mol) ; nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)

CnH2n+3nN + (3n + 1,5)/2O2 → nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5N2

Ta có: nhh amin = (nH2O - nCO2)/1,5 = (0,2 - 0,1)/1,5 = 1/15 (mol)

=> n = nCO2/ nhh amin = 0,1/ (1/15) = 1,5

→ 2 amin là CH5N và C2H7N

Xem đáp án và giải thích
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây: a) Qùy tím. b) Natri hiđroxit. c) Bari hiđroxit. d) Natri oxit e) Cacbon đioxit. Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
- Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:

a) Qùy tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Bari hiđroxit.

d) Natri oxit

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.


Đáp án:

Chọn thuốc thử Ba(OH)2

Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.

- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 và các ống nghiệm chứa các axit đó:

Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4

⇒ Nhận biết được ống chứa HCl (không có hiện tượng gì)

- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:

Kết tủa tan được và có khí bay ra BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3

Kết tủa không tan trong axit là BaSO4, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…