Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.


Đáp án:

- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:

    + Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH

    + Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3

- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2

    + Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH

    + Còn lại là CH3CH2COOCH3

CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:

    + Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH

    + Còn lại là CH3 – CH2 – COOH

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong các dung dịch kể trên?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong các dung dịch kể trên?


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử M bao nhiêu?


Đáp án:

Nguyên tử M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5

⇒ Cấu hình electron đầy đủ của M là: 1s22s22p63s23p5

Nguyên tử M có 17 electron ở vỏ nguyên tử và 17 proton trong hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe) ?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 6

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k) Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO]2[O2]. Hỏi ở nhiệt độ không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k)

Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO]2[O2]. Hỏi ở nhiệt độ không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?


Đáp án:

Đặt x là số lần tăng của áp suất. Theo bài ra ta có v2/v1 = 64 = x3 → x = 4.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1). Fe(OH)2+HNO3 loãng → (2). CrCl3+NaOH+Br2 → (3). FeCl2+AgNO3(dư) → (4). CH3CHO+H2 → (5). Glucozơ+ AgNO3+NH3+H2O → (6). C2H2+Br2 → (7). Grixerol + Cu(OH)2 → (8). Al2O3+HNO3(đặc, nóng) → Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…