Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là?


Đáp án:

2e + n = 73 và n = e + 4 ⇒ e = 23

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d34s2

Vậy X có 5 electron hóa trị (3 electron trên phân lớp 3d và 2 electron trên phân lớp 4s).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí thiên nhiên ở đktc chứa 92% metan cần thiết để sản xuất 10 tấn nhựa phenol fomanđehit (novơiac).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí thiên nhiên ở đktc chứa 92% metan cần thiết để sản xuất 10 tấn nhựa phenol fomanđehit (novơiac).


Đáp án:

nCH4 → nHCHO

6nCH4 → nC6H5OH

Tức là: 7n mol CH4 → 106n gam polime

0,660377.106 mol ← 10 tấn = 107 gam

Vkhí CH4 = 0,660377.106.22,4 = 14,8.106 lít

⇒ Vkhí thiên nhiên = 14,8.106.100/92 = 16,08.106 lít = 16080 m3

Xem đáp án và giải thích
 a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua: A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2 b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua:

A. LiN3 và Al3N

B. Li3N và AlN

C. Li2N3 và Al2N3

D. Li3N2 và Al3N2

b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?


Đáp án:

a. Đáp án B

Khi liên kết với kim loại nitơ dễ nhận thêm 3e (N có 5e lớp ngoài cùng nên có số oxi hoá -3 còn Li dễ nhường 1e và Al dễ nhường 3e nên lần lượt có số oxi hoá là +1 và +3)

b.

Ta thấy trong các phản ứng trên nitơ là chất oxi hoá vì:

Xem đáp án và giải thích
Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?


Đáp án:

Do tính khử của Fe > Cu. Fe-Cu tạo thành một cặp pin điện hóa trong đó Fe bị ăn mòn trước.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?


Đáp án:

Quy đổi 16,51 gam E thành HCOOH (a); (HCOO)3C3H5 (b); CH2 (c); H2 ( -0,0925)

mE = 46a + 176b + c - 0,0925 x 2 = 16,51 (1)

nO2 = 0,5a + 5b + 1,5c - 0,0925 x 0,5 = 1,4725 (2)

Khi mE = 66,04 gam (gấp 4 lần 16,51) tác dụng với KOH → KOH (4a); C3H5(OH)3 (4b)

Trong dung dịch KOH: n KOH = 0,3 mol, nH2O = 7,4 mol

=> nH2= 0,5.(4a + 7, 4) + 1,5.4b = 3,82 (3)

(1)(2)(3) => a = 0, 0375; b = 0, 0075; c = 0,975

=> nH2O = 4a = 0,15; nC3H5(OH)3 = 4b = 0, 03

BTKL: mA + mKOH = m rắn + m C3H5(OH)3 + mH2O => m rắn = 77,38 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol


Đáp án:

I. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.

2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.

II. Nội dung và cách tiến hành

Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.

- Hoá chất: 2ml ancol etilic

2. Cách tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa +H2

Ngọn lửa chuyển sang màu xanh do có khí H2 thoát ra.

Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd phenol, nước brom.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.

2. Tiến hành:

- Dùng Br2 biết phenol, dùng Cu(OH)2 biết glixerol.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Với Phenol:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

- Với Glixerol:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…