Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc nhóm mấy, chu kì mấy?
P + N + E = 13 ⇒ 2P + N = 13
P < N < 1,5P
⇒ 3,7 < P < 4,3 ⇒ P = E = 4 ⇒ cấu hình e: 1s22s2 ⇒ chu kì 2 nhóm IIA
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
Trong hai liên kết C-C và H-Cl liên kết nào phân cực hơn? Vì sao?
Liên kết C-Cl. Hiệu độ âm điện Δλ = 3,16 - 2,55 = 0,61
Liên kết H-Cl. Hiệu độ âm điện Δλ = 3,16 - 2,2 = 0,96
ΔλHCl > ΔλCCl ⇒ liên kết H-Cl phân cực hơn liên kết C-Cl.
Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Tính phần trăm khối lượng của CuO trong X
Nhiệt phân: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
Với axit: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
→ nCuO + nCu(NO3)2 = 0,5nHCl = 0,15 mol
80. nCuO + 188. nCu(NO3)2 = 22,8 g
→ nCuO = 0,05 mol; nCu(NO3)2 = 0,1 mol
→ %mCuO (X) = 17,54%
Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?
Khối lượng dung dịch là: mdd = (25.100%)/20% = 125 gam
Khối lượng nước cần để pha chế là:
mnước = mdung dịch - mchất tan = 125 – 25 = 100 gam
Chỉ ra các oxit axit trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2.
Oxit axit thường là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C…
=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.