Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Tính khối lượng vật sau phản ứng
phản ứng Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
ban đầu có nAgNO3 ban đầu = (340. 0,06)/170 = 0,12 mol.
khối lượng AgNO3 giảm 25% tức đã phản ứng 0,25. 0,12 = 0,03 mol.
Nghĩa là có 0,015 mol Cu phản ứng với 0,03 mol AgNO3
→ mvật Cu sau phản ứng = 15 – 0,015. 64 + 0,03. 108 = 17,28 gam.
Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O. Tìm x, y ? (biết x ≠ y)
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
=> x = 2; y =3
Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung nóng hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu?
Kim loại + HNO3 → Muối nitrat
Ta có: mmuối – mkim loại = m NO3- = 62g
n NO3- = 1 mol
Muối nitrat ( Cu, Zn, Mg) Oxit
Bảo toàn điện tích ta có: n NO3- (muối) =2 nO2-(oxit) ( cùng = số mol cation)
⇒ nO ( oxit) = 0,5 mol
⇒ mc/rắn = mkim loại + moxi = m + 0,5.16 = m + 8 (gam)
Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
Để góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân loại, hóa học có những hướng hoạt động chính như sau:
- Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...
- Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.
- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như: tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...
Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:
- Độ cứng.
- Khối lượng riêng
- Nhiệt độ nóng chảy.
- Năng lượng ion hóa I1
- Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).
So sánh Na với hai kim loại khác cùng ở nhóm IA
Kim loại kiềm | Li | Na | K |
Eo(M+/M) (V) | -3,05 | -2,71 | -2,93 |
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) | 0,6 | 0,4 | 0,5 |
Khối lượng riêng (g/cm3) | 0,53 | 0,97 | 0,86 |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) | 180 | 98 | 64 |
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) | 520 | 497 | 419 |
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.