Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).


Đáp án:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol

Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52

⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)

Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol

Nồng độ dung dịch AgNO3: CM = n/V = 1M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có một hỗn hợp gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn đó vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn đó vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.



Đáp án:

Các phản ứng phân hủy muối khi nung : 

NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

a

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

b

Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 + H2O

c

Bã rắn thu được sau khi nung gồm Na2CO3 và CaO, chúng tan trong dung dịch HCl dư theo các phương trình hoá học :
 (4)

 (5)

Theo (4) :

= 0,1 (mol), hay 106.0,1 = 10,6 (g)

Theo (2) :

= 2.0,1 =0,2 (mol), hay 84.0,2 = 16,8 (g) NaHCO3.

Số mol CaO có trong bã rắn : ( = 0,1 (mol).

Theo (3):

 = 0,1 (mol), hay 162.0,1 = 16,2 (g) Ca(HCO3)2.

Khối lượng NH4HCO3 có trong hỗn hợp : 48,8 - (16,8 + 16,2) = 15,8 (g).

Thành phần phần trăm của hỗn hợp muối : 






Xem đáp án và giải thích
Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Số chất điện li
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt.  Có bao nhiêu chất điện li?


Đáp án:

Các chất điện li: phèn K – Al (là muối của K và Al); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2, Phèn amoni – sắt ( muối của sắt và amoni)

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. 5,17

  • Câu B. 6,76

  • Câu C. 5,71

  • Câu D. 6,67

Xem đáp án và giải thích
 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol

Mg phản ứng trước với Cu(NO3)2 sau đó phản ứng với Fe(NO3)2.

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2, khi đó:

mrắn = mCu = 0,1.64 = 6,4 gam < 9,2 gam

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với 2 dd trên, khi đó:

mrắn = mCu + mFe = 0,1.56 + 0,1.64 = 12 gam > 9,2 gam

→ Cu(NO3)2 phản ứng hết, Fe(NO3)2 phản ứng một phần.

mFe = 9,2 – 6,4 = 2,8 gam → nFe = nFe(NO3)2 pư = 2,8: 56 = 0,05 mol.

→ Bảo toàn e: nMg.2 = 0,05.2 + 0,1.2 → nMg = 0,15 mol → mMg = 0,15.24 = 3,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.


Đáp án:

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

     + Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

     + Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

     + LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1

F (Z =9): 1s2 2s2 2p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF

     + KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr

     + CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…