Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y.
Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X là ZX , Y là ZY ; số nơtron (hạt không mang điện) của X là NX, Y là NY. Với XY2, ta có các phương trình:
tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178 → 2 ZX + 4 ZY + NX + 2NY = 178 (1)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 → 2 ZX + 4ZY - NX 2 NY = 54 (2)
số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12 → 4 ZY - 2 ZX = 12 (3)
→ ZY = 16; ZX = 26
Vậy X là sắt, Y là lưu huỳnh. XY2 là FeS2
Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là bao nhiêu gam?
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = nNa = 0,3 mol
Nếu chất tan chỉ có NaCl ⇒ nNaCl = 0,3 mol
⇒ mNaCl = 0,3.58,5 = 17,55 > 14,59 gam ⇒ chất tan phải chứa NaOH dư
Đặt nNaCl = x ; nNaOH = y
⇒ x + y = 0,3
58,5x + 40y = 14,59
⇒ x = 0,14; y = 0,16
Ag+ + Cl+ → AgCl ↓
2Ag+ + OH- → Ag2O ↓ + H2O
⇒ nAgCl = nCl - = nNaCl = 0,14 mol
nAg2O = 1/2 nOH- = 1/2 nNaOH = 0,08 mol
⇒ mkết tủa = 143,5.0,14 + 232.0,08 = 38,65 gam
Tiến hành thí nghiệm như ở bài tập 5 nhưng thay nước xà phòng bằng nước bột giặt. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 hiện tượng giống bài 5 do tác dụng của bột giặt giống xà phòng.
Nhưng ở ống nghiệm 3: nếu ở bài 5 xà phòng tạo ra kết tủa với ion Ca+ thì ở bài này bột giặt lại ít bị kết tủa với Ca2+ nên vẫn hòa tan được dầu ăn do đó ở ống nghiệm 3 hiện tượng xảy ra như ở ống nghiệm 2 là tạo hỗn hợp đồng nhất.
Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, kali hiđroxit, nhôm hiđroxit. Có bao nhiêu các bazơ không tan trong nước
Những bazơ không tan là:
+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2
+) đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2
+) nhôm hiđroxit: Al(OH)3
Vậy có 3 bazơ không tan trong dãy trên
Câu A. 0,08
Câu B. 0,12
Câu C. 0,10
Câu D. 0,06
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m1 và m2
Ta có: nCu(NO3)2 = 0,03 mol; nAgNO3 = 0,03 mol; nH2 = 0,015 mol
Chất rắn X + dd HCl dư → H2 ⇒ trong chất rắn X có Al dư
Cu(NO3)2 và AgNO3 hết
Al phản ứng hết với dd Cu(NO3)2 và AgNO3
Quá trình nhận e:
Tổng số mol e nhận = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol
Quá trình nhường e:
Vậy m2 = mAl dư + mCu + mAg = 0,01.27 + 0,03.64 + 0,03.108 = 5,43 gam
m1 = mAl ban đầu = (0,01 + 0,03).27 = 1,08g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.