Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau: Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau:

Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit

Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mlưu huỳnh + moxi = mlưu huỳnh đioxit

⇒ moxi = mlưu huỳnh đioxit - mlưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:


Đáp án:
  • Câu A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

  • Câu B. Etylamin < amoniac < pheylamin.

  • Câu C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

  • Câu D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là bao nhiêu?


Đáp án:

nCO2 = nC = 0,2 ⇒ mC = 2,4g

nN = 2nN2 = 0,1 ⇒ mN = 1,4g

nH = 2nH2O = 0,5 ⇒ mH = 0,5g

⇒ mO = mX – mC – mH – mN = 3,2g ⇒ nO = 0,2 mol

nC : nH : nO : nN = 0,2 : 0,5 : 0,2 : 0,1 = 2: 5 : 2 : 1

⇒ CTPT X: C2H5O2N ⇒ Số nguyên tử H là 5

Xem đáp án và giải thích
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?


Đáp án:

2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp nào?


Đáp án:

 8Al + Fe3O4 −→ 4Al2O3↓ + 9Fe

    ⇒ nFe3O4/nAl = 3/8 < 1/3 ⇒ Al còn Fe3O4 hết

    ⇒ Hỗn hợp sản phẩm gồm Al2O3, Fe và Al

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…