Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2, H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S và H2O.
Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S → (2) Cu(NO3)2 →
(3) CuO + CO → (4) CuO + NH3 →
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1
Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc
+ Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút trong nước nóng 65-70oC.
+ Làm lạnh, rót thêm vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.
C2H5OH + CH3COOH -H2SO4, to→ CH3COOC2H5 + H2O
- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào bát sứ 1g mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5ml dd NaOH 40%.
+ Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất
+ Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
+ Để nguội, quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.
- Giải thích: đó là muối Na của axit béo, thành phần chính của xà phòng.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd CuSO4 + 1ml dd NaOH 10%.
+ Lắc nhẹ, gạn lớp dd để giữ kết tủa Cu(OH)2
+ Thêm 2ml dd glucozo 1%, lắc nhẹ
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột
+ Nhỏ tiếp vài giọt dd iot vào ống nghiệm
+ Đun nóng sau đó để nguội
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh ; đun nóng → mất màu ; để nguội → dd màu xanh trở lại.
- Giải thích: phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dd có màu xanh.
Hãy quan sát kĩ hình 6.8 và nói rõ cách hoạt động của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nược và tác dụng của các bộ phận trong thiết bị đó.
Quan sát hình vẽ:
- Cách hoạt động của các thiết bị chưng cất:
Hơi nước từ bình cấp hơi nước (bình 1) sục qua bình chứa nguyên liệu chưng cất (bình 2) kéo theo nguyên liệu cần chưng cất (tinh dầu, tecpen, …).
Hỗn hợp hơi nước và nguyên liêu cần chưng cất được ngưng tụ khi qua ống sinh hàn rồi được chứa trong bình tam giác.
Do nguyên liệu chưng cất ít tan trong nước nên sản phẩm ngưng tụ được tách thành 2 lớp, lớp trên là nguyên liệu chưng cất, lớp dưới là nước. Muốn thu được phần nguyên liệu tinh khiết cần chưng cất ta dùng phương pháp chiết.
- Tác dụng của các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước:
+ Bình cấp hơi nước: Cung cấp hơi nước và cung cấp nhiệt
+ Bình chứa nguyên liệu chưng cất: Chứa nguyên liệu chưng cất, khi hơi nước sục qua sẽ hấp thụ nguyên liệu chưng cất và kép theo sang ống sinh hàn
+ Ống sinh hàn: Hạ thấp nhiệt độ để hơi nước và nguyên liệu chưng cất ngưng tụ.
+ Bình chứa sản phẩm chưng cất: Chứa hỗn hợp sản phẩm, chiết tách sẽ được nguyên liệu chưng cất.
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 tính khối lượng Ag tạo thành
Tổng số mol 2 chất trong X là 0,01 mol mà sau khi thủy phân chỉ có 0,015 mol glucozo (phản ứng được với brom).
Gọi số mol mantozo là a, số mol saccarozo là b thì a + b = 0,01 và 2a + b = 0,015 mol
⇒ a = b = 0,005 mol ⇒ lượng bạc thu được là 0,01 mol tức 1,08 gam do chỉ có mantozo phản ứng
Hỗn hợp bột A có 3 kim loại Fe, Ag và Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch H chỉ chứa một chất, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết và còn lại một khối lượng Ag đúng bằng khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp.
a. Hãy dự đoán chất B.
b. Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào?
Viết tất cả các phương trình hóa học.
a. Chất trong hỗn hợp B có khả năng hòa tan Fe, Cu mà không hòa tan Ag cũng không sinh ra Ag ⇒ là muối sắt (III).
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
b. Nếu lượng bạc sau phản ứng nhiều hơn tức là phản ứng có sinh ra Ag vậy chất trong B là AgNO3.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Có thể Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.