Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hoà tan m gam X bằng dung dịch HCl thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hoà tan vừa hết 1,12 gam bột sắt. m có giá trị là:

Đáp án:
  • Câu A. 46,82 gam.

  • Câu B. 56,42 gam.

  • Câu C. 41,88 gam.

  • Câu D. 48,38 gam. Đáp án đúng

Giải thích:

nH2 = nMg = 0,1 mol Dung dịch Y gồm 3 muối ⇒ MgCl2; FeCl2 và FeCl3 Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 ⇒ nFe3+ (Y) = 2nFe = 0,04 mol Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2 ⇒ nFeCl3 bđ = nFe3+ (Y) + nFe3+ (pứ Mg) = 0,28 mol ⇒ m = 48,38g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của đồng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại Cu không tan trong dung dịch:


Đáp án:
  • Câu A. HNO3 loãng

  • Câu B. HNO3 đặc nóng

  • Câu C. H2SO4 đặc nóng

  • Câu D. H2SO4 loãng

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.


Đáp án:

Các chất gây nghiện: cocain (C17H21O4N), amphetanin, rượu (C2H5OH), nicotin (C10H14N2), cafein (C8H10N4O2)

Xem đáp án và giải thích
2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br2, a) Viết phương trình hóa học (dùng công thức chung của anken CnH2n) và tính khối lượng mol phân tử của A. b) Biết rằng hidrat hóa Anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br2.

a) Viết phương trình hóa học (dùng công thức chung của anken CnH2n) và tính khối lượng mol phân tử của A.

b) Biết rằng hidrat hóa Anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào?


Đáp án:

a) Đặt công thức tổng quát của anken A: CnH2n (n ≥ 2).

nBr2 = 0,05 mol

CnH2n           +       Br2         ------->   CnH2nBr2

  0,05                       0,05

=> MA = 2,8/0,05 = 56 g/mpl

b) Ta có MA = 56 ⇒ 14n = 56 ⇒ n = 4. Công thức phân tử của A : C4H8

Khi hidrat hóa anken C4H8 chỉ thu được 1 ancol duy nhất suy ra anken có cấu tạo đối xứng ⇒ CTCT anken là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với H2 và làm mất màu Br2,
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau đây: propen, isobutan, propanal, stiren, toluen, axit acrylic, glucozơ. Số chất vừa làm mất màu nước brom, vừa tác dụng với H2 (trong những điều kiện thích hợp) là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 4

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…