Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.



Đáp án:

Mục đích là bảo vệ các ống thép bằng phương pháp điện hoá. Các lá Zn hoặc Al là cực âm, chúng bị ăn mòn. Ống thép là cực dương, không bị ăn mòn điện hoá học.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt(II) oxit và thu được 11,2 g Fe. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng. c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt(II) oxit và thu được 11,2 g Fe.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.

c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).


Đáp án:

nFe = 0,2 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.

Khử 1 mol Fe2O3 cho 2 mol Fe.

x mol Fe2O3 → 0,2 mol.

x = 0,2 : 2 =0,1 mol.

m = 0,1 .160 =16g.

Khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

Vậy khử 0,1 mol Fe2O3 cần 0,3 mol H2.

V= 0,3 .22.4 = 6,72l.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích các hiện tượng sau: a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên. b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh). c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên.

b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh).

c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.





Đáp án:

Các hiện tượng được giải thích như sau:

a) Khi đun nóng, lòng trắng trứng (protein) sẽ đông tụ lại và kéo theo các chất bẩn có trong nước đường nổi lên trên, ta vớt ra, còn lại là nước đường.

b) Khi đun nóng, gạch cua (protein) sẽ đông tụ lại và nổi lên trên.

c) Sữa tươi để lâu ngày bị lên men làm đông tụ protein.




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính cứng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?


Đáp án:
  • Câu A. Vonfam

  • Câu B. Đồng

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Crom

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Tìm x?


Đáp án:

Theo bảo toàn điện tích: 2nCu2+ + nK+ = nNO3- + nSO42-

⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x ⇒ x = 0,045 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng x mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,275 mol khí O2, thu được 6,6 gam CO2. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Nung nóng x mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,275 mol khí O2, thu được 6,6 gam CO2. Giá trị của m là

Đáp án:

Xét đốt Y: 2nO2 = 2nCO2+ nH2O =>nH2O = 0,25.
Y có dạng CnH2n+2 =H2O - CO2 = 0,1
suy ra: n=0,15/0,1=1,5; y = 0,5/0,1
=>Y là C1,5H5+ C4H10 --> C1,5H5 + C2,5H5
suy ra số pi C2,5H5 = 1 và số mol là 0,1
=> m =0,1.M= 3,5 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…