Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?
Ta có: nO2 = 15,68/22,4 = 0,7 mol; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol; nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol
Thí nghiệm 1: Đốt cháy X
Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
→ 13,8 + 0,7.32 = mCO2 + 5,4 → = 30,8 g → nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi:
nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) + 2.0,7 = 2.0,7 + 0,3 → nO(X) = 0,3 mol
Gọi công thức của X là
Ta có: x: y: z = 0,7: 0,6: 0,3 = 7: 6: 3
→ Công thức đơn giản nhất của X là C7H6O3
→ Công thức phân tử của X là (C7H6O3)n
Vì X có 5 liên kết π trong phân tử nên k = 5 → 4n + 1 = 5 → n =1
→ Công thức phân tử của X là C7H6O3
Vì X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3
→ Công thức cấu tạo của X là HCOOC6H4OH
Thí nghiệm 2: 6,9 gam X tác dụng với 0,2 mol NaOH: nX = 6,9/138 = 0,05 mol
HCOOC6H4OH (0,05) + 3NaOH (0,2) → HCOONa (0,05) + ONaC6H4ONa (0,05) + 2H2O
→ Chất rắn gồm: HCOONa: 0,05 mol; NaOC6H4ONa: 0,05 mol và NaOH: 0,2 – 0,05.3 = 0,05 mol
→ mrắn = 0,05.68 + 154.0,05 + 40.0,05 = 13,1 g
Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu ? trong phương trình hóa học sau:
a) Fe + ?HCl → FeCl2 + H2
b) CaO + ?HCl → CaCl2 + ?
a) Thấy vế phải có 2 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử H, để số nguyên tử Cl và H ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước phân tử HCl.
Vậy phương trình hóa học là:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b) Vế trái có Ca, H, Cl, O vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa cả H và O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.
Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước HCl.
Vậy phương trình hóa học là:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng nào?
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng: NaNO3 + H2SO4(đ) → HNO3 + NaHSO4.
Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí clo. Để khí clo sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
nCl2 = 1/2. nKI = 0,25 mol
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O
nKMnO4 = 2/5.nCl2 = 0,1 mol ⇒ mKMnO4 = 15,8g
a = 100% – 15,8/25.100% = 36,8%
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.
b) Khi pha loãng dung dịch.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.
b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.
α = căn bậc 2 của [KA/C]
Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi
⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :
H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.
Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm giá trị của V?
Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.
Ta có:
M2On → M2(SO4)n
O → SO42-
1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam
x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam
→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol
Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol
→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.