Hợp chất hữu cơ tạp chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất nào sau đây là loại hợp chất hữu cơ tạp chức?

Đáp án:
  • Câu A. HCOOH

  • Câu B. H2NCH2COOH. Đáp án đúng

  • Câu C. HOCH2CH2OH.

  • Câu D. CH3CHO.

Giải thích:

- Hữu cơ tạp chức phải có 2 nhóm chức trở lên. Chỉ có câu B là phù hợp vì có 2 nhóm chức.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất làm quỳ hóa xanh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?

Đáp án:
  • Câu A. Alanin

  • Câu B. Anilin

  • Câu C. Etylamin

  • Câu D. Glyxin

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của Ba với Al2(SO4)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:


Đáp án:
  • Câu A. Một chất khí và hai chất kết tủa.

  • Câu B. Một chất khí và không chất kết tủa.

  • Câu C. Một chất khí và một chất kết tủa.

  • Câu D. Hỗn hợp hai chất khí.

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: có sự dùng chung electron.

- Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

- Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nCO2 = nH+ = 8,96:22,4 = 0,4 mol

nH2O = 14,4 :18 = 0,8 mol

BTNT H : nH+ = Ncooh trong X = 0,4 mol

BTNT O: No trong X = 0,4.2 = 0,8 mol

BTKL: ta có: mC + mH + mO = 26,8 => mC + 0,4.2 + 0,4.2.16 = 26,8 => mC = 13,2 gam

=>nC = nCO2 = 1,1 mol

=> mCO2 = 1,1.44 = 48,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào?


Đáp án:

Vì sau phản ứng thu được dung dịch có 2 muối nên hai muối là MgSO4 và FeSO4

Vì trong dung dịch còn FeSO4 nên suy ra Mg đã phản ứng hoàn toàn.

Xét 2 phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

Phản ứng 1 đã xảy ra hoàn toàn ( do đã hết muối CuSO4 trong dung dịch)

Phản ứng 2 có thể chưa xảy ra hoặc FeSO4 mới chỉ phản ứng một phần ( vẫn còn FeSO4 trong dung dịch)

Vậy tổng số mol Mg phải nằm trong khoảng 0,01 ≤ a ≤ 0,02

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…