Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?
Giải
Gọi số mol nAla = a và nGlu = b
*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = m + 73 – m = 73 gam
nHCl = nAla + nGlu => a + b = 73/36,5 = 2 (1)
*Tác dụng với NaOH:
Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)
a → 22a gam
Glu → Glu-Na2 mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)
b → 44b gam
=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)
Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8
=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)
Bột đồng có lẫn tạp chất là bột thiếc, kẽm, chì. Hãy nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Cho bột đồng lẫn tạp chất bột thiếc, kẽm, chì hòa tan vào dung dịch CuSO4 thì các tạp chất đều bị hòa tan còn lại bột đồng. Lọc tách ta được đồng nguyên chất
Các phản ứng xảy ra:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn 2+ + Cu
Sn + CuSO4 → SnSO4 + Cu
Sn + Cu2+ → Sn2+ + Cu
Pb + CuSO4 → PbSO4 +Cu
Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu.
Có 4 mệnh đề sau
(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư
(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư
(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư
(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
Số mệnh đề đúng là
(1) Na2O + H2O → 2NaOH
1 → 2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
1 2
⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
1 → 2
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1 2
⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.
(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
1 1
Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.
(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây ?
Câu A. HCl
Câu B. HNO3
Câu C. Fe2(SO4)3
Câu D. AgNO3
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
(đen)
Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 200 dung dịch CuSO4 0,5M, sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Biết toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh nhôm. Khối lượng Cu thoát ra là
Giải
Cách 1
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
2x-------------------------------------3x
Ta có: 46,38 = 45 – 27.2x + 64.3x
→ x= 0,01 mol
→ mCu = 0,01.3.64 = 1,92g
Cách 2 :
Dung dịch sau phản ứng gồm : SO42- (0,1 mol), Al3+ : a mol, Cu2+ : b mol
BTĐT => 3a + 2b = 0,2
BTKL => 64(0,1 – b) – 27a = 46,38 – 45 = 1,38
=>a = 0,02 và b = 0,07
=> mCu = 0,03.64 = 1,92g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.