Hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4. Nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
• Phần 1 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc).
• Phần 2 hòa tan hết trong 310 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc).
Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là ?( Giả sử Fe3O4 chỉ bị khử về Fe)
Al + Fe3O4 -to→ Y
Phần 1: Y + NaOHdư Al + Fe3O4 → H2 (0,06 mol)
Y có Al dư nAl dư = 2/3. nH2 = 0,04 mol
Phần 2: Bảo toàn electron → 2nH2 = 3nAl + 2nFe → 2. 0,15 = 3. 0,04 + 2nFe → nFe = 0,09 mol
8Al + 3Fe3O4 -to→ 9Fe + 4Al2O3
Có nFe = 0,09 mol → nAl2O3 = 0,04 mol
Có nH2SO4 = 4nFe3O4 dư + 3nAl2O3 + 1,5nAl dư + nFe
nFe3O4 dư = (0,31 - 3. 0,04 - 1,5. 0,04 - 0,09)/4 = 0,01 mol
nAl = nAl dư + nAl pư = 0,04 + 0,08 = 0,12 mol
nFe3O4 = nFe3O4 dư + nFe3O4 pư = 0,01 + 0,03 = 0,04
ta có: nAl / 8 > nFe3O4 / 3 ⇒ Hiệu suất tính theo Fe3O4
H% = 0,03 : 0,04 x 100% = 75%
Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Tìm V?
mKL + mO2 = moxit
⇒ mO2 = 21 - 10 = 11g
⇒ nO2 = 0,34375 mol
ne (O2)nhận = ne kim loại nhường = ne (N+5) nhận
O2 + 4e → 2O2-
N5+ + 1e → N+4
V = 1,375.22,4 = 30,8 (lít)
Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo CH3COONa và C2H5OH:
Câu A. HCOOCH3.
Câu B. CH3COOCH3.
Câu C. HCOOC2H5.
Câu D. CH3COOC2H5.
Cho 0,5 lít dung dịch NaOH tác dụng với 300ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được 1,56g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol Al3+ = 0,12 mol.
Số mol Al(OH)2 = 0,02 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.
+ TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,02 = 0,06 mol.
→ CM(NaOH) = 0,12M
+ TH2: Al3+ hết → tạo
→ Số mol OH- = 3 . 0,02 + 4 . 0,1 = 0,46 mol
→ CM(NaOH) = 0,92M
Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3 và:
Câu A. C17H31COONa
Câu B. C17H35COONa
Câu C. C15H31COONa
Câu D. C17H33COONa
Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA < MB) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được 3,86g hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt là
Giải
Ta có 2 ancol A, B là hai đồng đẳng kế tiếp nhau.
Áp dụng ĐLBTKL : mX = mH2O + mY
=> mH2O = mX – mY = 5,3 – 3,86 = 1,44 gam
=> nH2O = 1,44 : 18 = 0,08 mol
Ta có: CTCTTQ của 2 ancol là CnH2n+2O
Nếu ta đốt cháy 5,3g X thì ta có : nX = 0,27 + 0,08 – 0,25 = 0,1
=>Ctb = 0,25 : 0,1 = 2,5
nancol tb = 5,3 : (14n + 18) = 5,3 : 53 = 0,1 mol
Ta có : 2 ancol cần tìm là C2H5OH : 0,05 mol và C3H7OH : 0,05 mol
Giải thích: 46x + 60y = 5,3 (1) và x + y = 0,1 (2)
Từ (1), (2) => x = y = 0,05 mol
Gọi số mol các ancol bị ete là C2H5OH : a mol và C3H7OH : b mol
nete = nH2O sinh ra = (2,78.3) : (139.2) = 0,03 mol
→ a + b = 0,06 (*)
BTKL: 46a + 60b = 2,78 + 0,03.18 (**)
Từ (*), (**) => a = 0,02 mol và y = 0,04 mol
=> %HA = 40%, %HB = 80%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.