Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
Giải
Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol
Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)
Khối lượng kim loại trong Y ta có: mY = 0,75m.
Ta có: ne = nNO3- = 3nNO + 2nO = 3.0,04 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8
Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol
Áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)
=> m = 9,477 g
=> nO(Y) = nO(X) – nO pứ CO = 0,118 mol
Gọi số mol Al ; Fe3O4 ; CuO trong X lần lượt là x ; y ; z
=> 27x + 232y + 80z = 9,477
nO(X) = 4y + z = 0,148 mol
Nếu quy hỗn hợp sau thành Al ; Fe ; Cu ; O thì :
ne = 3x + 9y + 2z = 3nNO + 2nO = 0,356
=> x = 0,01 ; y = 0,03 ; z = 0,028 mol
=> %mFe3O4 = 73,44%
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m
nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)
Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4
BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O
=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)
=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol
BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol
Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết
BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol
Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z
mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)
mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)
nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)
=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2
=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%
Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là
Hai bình có cùng thể tích, áp suất, nhiệt độ ⇒ có cùng số mol
Bình thứ hai: O2 :x mol; O3: y mol)
⇒ bình thứ nhất: O2 (x+y) mol
⇒ (32x+48y) – 32(x+y) = 0,32
⇒ y=0,02 mol ⇒ mO3 = 0,02.48 = 0,96 (gam)
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cấu hình electron của các nguyên tử là:
Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.
Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .
Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2
Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.
Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1
Nhận xét:
- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.
- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.
- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.
- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tính công thức phân tử của amino axit?
Ta có X có dạng CxHyO2Nz
2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2
nC = nCO2 = 0,6 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.
mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.
nO = = 0,4 mol.
Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
Hấp thu hết 6,72 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 300ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200ml dung dịch X vào 100ml dung dịch Y gồm HCl 1,0M và H2SO4 1,0M, thu được 5,376 lít khí (ở đktc). Mặt khác 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của (x + y) là
Số mol CO2 = 0,3 mol
Số mol H+ =0,1.1+0,1.1.2=0,3 mol
Số mol CO2 = 0,24 mol
NaHCO3 + HCl→ NaCl + CO2 + H2O
a----------- a -------------a (mol)
Na2CO3 + 2HCl →NaCl + CO2 + H2O
b------------- 2b -------------b (mol)
Ta có a+b=0,24
a+ 2b = 0,3 mol
=> a=0,18mol; b=0,06 mol
=> Tỉ lệ mol NaHCO3 : Na2CO3 = 3:1
Số mol Na2CO3 = nBaCO3 = 0,04 mol
=> Trong dd X: Na+ : ; HCO3 - : 0,36 mol; CO32- : 0,12 mol .
BTĐT => nNa+ =0,6 mol
BTC=> y=0,18 mol
BTNa=> x= 0,24 mol
=> x+y=0,42 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.