Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg

Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.





Đáp án:

- Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp Cu – Ag không tác dụng.

- Hỗn hợp (2) tạo ta dung dịch AlCl3 và hỗn hợp (3) tạo ra dung dịch MgCl. phân biệt bằng dung dịch NaOH:

AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

                                    tan trong NaOH dư

MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaC

                                      không tan trong NaOH dư.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tính tổng số mol 2 aminoaxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tính tổng số mol 2 aminoaxit?


Đáp án:

   Bản chất của phản ứng :

-COOH + OH-     --> -COO- + H2O (1)

x-----------x

H+    +   OH-        -->  H2O (2)

0,22------0,22

Đặt số mol của hỗn hợp hai amino axit là x thì số mol của nhóm –COOH trong đó cũng là x.

    Theo (1), (2) và giả thiết ta có: 0,22 + x = 0,42 ⇒ x= 0,2.

 

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế KCl bằng: a) một phản ứng hóa hợp. b) một phản ứng phân hủy. c) một phản ứng trao đổi. d) một phản ứng thế. 1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên. 2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

a) một phản ứng hóa hợp.

b) một phản ứng phân hủy.

c) một phản ứng trao đổi.

d) một phản ứng thế.

1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.

2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?


Đáp án:

1) Các phản ứng điều chế KCl

Một phản ứng hóa hợp: 2K   +  Cl2  --> 2KCl

Một phản ứng phân hủy: 2KClO3  ---> 2KCl  + 3O2

Một phản ứng trao đổi: K2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2KCl

Một phản ứng thế: 2K + 2HCl --> 2KCl + H2

2) Các phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hóa-khử.

Trong (1): Số oxi hóa cửa clo giảm từ 0 xuống - 1.

Trong (2): Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

Trong (3) và (4): số oxi hóa của clo không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeSvà Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:


Đáp án:

Giải

Ta có: FeS2 (x mol), Fe3O4 (y mol)

BTNT → X : Fe3+ (x + 3y) mol, SO42- (2x mol), NO3- (BTĐT ta có : 3x + 9y = 4x + nNO3- => nNO3- = (9y – x) mol)

Ta có : nNO + nNO2 = 0,64 và 30nNO + 46nNO2 = 23,04 hoặc AD đường chéo => nNO = 0,4 mol và nNO2 = 0,24 mol

Ap dụng BT e ta có : 15x + y = 3.0,4 + 0,24 = 1,44

BTKL : m muối = 82,08 => 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 82,08

→ 186x + 726y = 82,08

→ x= 0,09 và y = 0,09

BTNT N → nHNO3 = nNO3- + nNO + nNO2 = 9.0,09 – 0,09 + 0,4+ 0,24 = 1,36 mol

→ x = 1,36M

Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong bệnh viện, các nhà dưỡng lão, người ta hay trồng một vài cây thông
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong bệnh viện, các nhà dưỡng lão, người ta hay trồng một vài cây thông


Đáp án:

 Nhựa thông tác dụng với không khí tạo lượng nhỏ ozon có thể giết chết vi khuẩn trong không khí có lợi ích cho sức khỏe con người

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.


Đáp án:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) ls2 2s2 2p5.    Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…