Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.
Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)
Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)
Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.
Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%
b) Các phản ứng xảy ra:
2H2 + O2 → 2H2O (1)
2CO +O2 → 2CO2 (2)
3H2 + O3 → 3H2O (3)
3CO + O3 → 3CO2 (4)
Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol
nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x
Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2
Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g
mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g
⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)
Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lân lượt là 48,65% ; 8,11% va 43,24%
a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X.
b) Đun nóng 3,7 g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
a. Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố, ta xác định được công thức đơn giản nhất của X là C3H6O2
→ Công thức phân tử của X là C3H6O2.
Các công thức cấu tạo có thể có của X là :
HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat).
b. Đặt công thức của X là RCOOR1 (R1 # H).
RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
nX= 0,05 mol
Muối khan là RCOONa có số mol = số mol X = 0,05 mol
=> M RCOONa= = 82 (g/mol)
Từ đó suy ra muối là CH3COONa.
Công thức cấu tạo của X là CH3COOCH3
Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
Câu A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
Câu B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit
Câu C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit
Câu D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:
Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin
Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy
vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp.
Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp
Số mol CO2 là:
Em có thể dự đoán xem oximen và limonene trong điều kiện thường ở trạng tháu khí, lỏng, hay rắn? tính tan của chúng như thế nào ? Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.
Phân tử oximen và limonene đều có 10 nguyên tử C, nên ở điều kiện thường chúng ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Để tác chúng có thể dùng phương pháp chưng cất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.