Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Giá trị của a là
Ta có:
nH2 = 3/2nAl = 0,3 mol
Cho 1,0 ml dung dịch fomanđehit 5% và 1,0 ml dung dịch NaOH 10,0% vào ống nghiệm, sau đó thêm tiếp từng giọt dung dịch CuSO4và lắc đều cho đến khi xuất hiện kết tuả. Đun nóng phần dung dịch phía trên, thấy có kết tủa màu đỏ gạch của Cu2O. Giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.
- Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào thì có kết tủa xanh xuất hiện:
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
- Khi đun nóng phần trên ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn thì có kết tủa đỏ gạch xuất hiện:
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2 Cu2O↓đỏ gạch + 6H2O
Trình bày phương pháp hoá học để xử lí các chất thải công nghiệp sau :
a) Khí SO2 trong quá trình nướng quặng Fe2O3 (có lẫn hợp chất của lưu huỳnh, thí dụ FeS) trong sản xuất gang thép.
b) Khí NO2 trong sản xuất axit HN03
c) Khí clo trong điện phân sản xuất Na, NaOH.
d) Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4.
Biện pháp đầu tiên là thu hồi để sản xuất các sản phẩm có ích theo nguyên tắc xây dựng khu liên hợp sản xuất. Nếu không giải quyết được thì mới phải dùng hoá chất để khử các chất độc hại này. Thí dụ :
a) Khi nướng quặng chứa Fe2O3 có lẫn hợp chất lưu huỳnh trong sản xuất gang sẽ sinh ra SO2. Có thể thu hồi khí SO2 để sản xuất axit H2SO4, hoặc dùng SO2 để tẩy màu cho đường saccarozơ.
d) Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4 chính là Fe2O3. Tận dụng xỉ này để sản xuất gang hoặc sản xuất chất phụ gia cho sản xuất cao su, sơn.
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)
Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)
Ta có: nNO = 0,2 mol.
Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).
Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1
=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)
Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Quy luật biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A như thế nào?
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Trong cùng một nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Nếu oxi dư 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
* Sản phẩm có Fe3O4 và có thể có Fe dư cho vào dung dịch HCl.
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
* Nếu lượng O2 trong bình dư chất rắn sau phản ứng có Fe2O3 cho vào dung dịch HCl dư.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.