Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
nAl= x; nFe = y
⇒ 27x + 56y = mX =13,8 (1)
nH2 = 1,5x + y = 0,45 (2)
⇒Từ (1), (2) => x = 0,2; y = 0,15
⇒ % m Al = 39,13%
Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh?
Các phản ứng xảy ra:
6Cl2 + 6Ca(OH)2 →t∘ Ca(ClO3)2 + 5CaCl2 + 6H2O
Ca(ClO3)2 + 2KCl →(làm lạnh) CaCl2 + 2KClO3
KClO3có độ tan nhỏ hơn CaCl2 nên kết tinh.
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình hóa học.
Dùng nước brom cho lần lượt vào ba dung dịch, nhận ra bình đựng dung dịch NaI nhờ chuyển màu nâu sẫm
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Hai dung dịch còn lại là NaCl và NaBr thì dùng nước clo nhận ra dung dịch NaBr do dung dịch chuyển sang màu vàng.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
b. nKClO3 = 0,04 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:
mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam
Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%
Trên bề mặt hồ nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học.
Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O.
Hãy giải thích:
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl đpnc → 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+, H2O Cl-, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl + 2H2O đpdd→ 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+, H2O NO-3, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+, H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
2H2O đpdd→ 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.