Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?
Khối lượng dung dịch là: mdd = (25.100%)/20% = 125 gam
Khối lượng nước cần để pha chế là:
mnước = mdung dịch - mchất tan = 125 – 25 = 100 gam
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankadien đồng phân có công thức phân tử C4H6 và C5H8.
b) Đồng phân cấu tạo nào của pentadien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học? Viết công thức lập thể của chúng.
a) C4H6:
CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien
CH2=C=CH-CH3: buta-1,2-đien
Với C5H8:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta-1,2-đien
CH2=CH-CH=CH-CH3 : Penta-1,3-đien
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien
CH3-CH=C=CH-CH3 : Penta-2,3-đien
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien
CH2=C=C(CH3 )2 : 3-metylbuta-1,2-đien
b) Đồng phân tồn tại dưới dạng đồng phân hình học là :
CH2=CH-CH=CH-CH3 : (Penta-1,3-đien)
Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3+ 3H2O
m = (16,2.297.90) : (162.100) = 26,73g
Câu A. Fe
Câu B. Al
Câu C. Au
Câu D. Cu
Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)?
Câu A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.
Câu C. Cho FeO vào dung dịch HCl.
Câu D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.