Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
C8H10 có k = 1/2 . (2.8+2-10)=4.
C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.
⇒ C8H10 là hợp chất thơm, ngoài vòng benzene không có liên kết C = C.
C8H10 bị hidro hóa tạo ra 1,4-đimetyl xiclohexan.
Vậy công thức cấu tạo của C8H10 là
(1,4-đimetyl benzene hoặc p-metyltoluen hoặc p-xilen).
Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là gì?
MX = 2MY ⇒ nX + pX = 2nY + 2pY (1)
nX = pX; nX = pY (2)
pX + 2pY = 32 (3)
⇒ pX = 16 (S): 3s23p4; pY = 8 (O): 2s22p4
⇒ SO2 liên kết cộng hóa trị
Câu A. Liti
Câu B. Natri
Câu C. Kali
Câu D. Rubidi.
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Số mol alanin = 170 : 89 = 1,91 (mol)
Với MA = 50.000 ⇒ nA = 500 : 50000 = 0,01 (mol)
Trong 0,01 mol phân tử A có 1,91 mol alanin
⇒ Trong 1 mol phân tử A có 191 mol alanin
Số mắt xích alanin có trong phân tử A là 191
Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?
Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, este vẫn còn, nổi lên trên bề mặt dung dịch.
CH3COOC2H5 + H2O <=> CH3COOH + C2H5OH
Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều, este phản ứng hết.Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
CH3COOC2H5+ NaOH <=> CH3COONa + C2H5OH
Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm
- Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.
- Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì. Do vậy các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh:
M → M+ + e
- Năng lượng ion hóa I2 của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (từ 6 đến 14 lần). Vì vậy, trong các phản ứng hóa học nguyến tử kim loại kiềm chỉ nhường 1 electron.
- Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs.
- Số oxi hóa: Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1.
- Thế điện cực chuẩn: Thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm rất âm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.