Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3
Cộng hóa trị của các nguyên tố đó là:
H2O: H có cộng hóa trị 1 và O có cộng hóa trị 2.
CH4: C có cộng hóa trị 4 và H có cộng hóa trị 1.
HCl: H có cộng hóa trị 1 và Cl có cộng hóa trị 1.
NH3: N có cộng hóa trị 3 và H có cộng hóa trị 1.
Thành phần hóa học của nước là gì?
a) Sự phân hủy nước: Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi
Phương trình hóa học: 2H2O điện phân→ 2H2↑ + O2↑
b) Sự tổng hợp nước
Phương trình hóa học: 2H2 + O2 --t0--> 2H2O
c) Kết luận
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần hiđro và 8 phần oxi.
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
a) Tác dụng với phi kim :
Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)
Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)
Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).
b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).
Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
c) Tác dụng với dung dịch muối:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.
Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học
- Tiến hành TN:
+ Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh
+ Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc
+ Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]
+ Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: Không có hiện tượng gì
+ Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm
- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
Trong cốc 2:
Ở cực (+) xảy ra sự khử:
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:
Fe → Fe2+ + 2e
Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa
- Tiến hành TN:
+ Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc
+ Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh
+ Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu
- Giải thích:
+ Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
+ Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu
Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e
Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
Dựa vào các phản ứng trên: nCO2 sinhra = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 7,5 (mol).
⇒ mtinh bột đã lên men = m = (7,5/2). 162. (100% / 78%) = 779 (gam)
Chọn từ thích hợp trong khung, điền vào ô trống trong các câu sau đây:
Nguyên tố, oxi, hợp chất, oxit, hai
Oxit là ... của ... nguyên tố, trong đó có một ... là ... Tên của oxit là tên ... cộng với từ ...
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.