Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3. Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.


Đáp án:

Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:

- Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II

Hay Cu có hóa trị II.

- PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V

Hay P có hóa trị V.

- SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV

Hay Si có hóa trị IV.

- Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III

Hay Fe có hóa trị III.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong 0,05 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong 0,05 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?


Đáp án:

Số nguyên tử nhôm có trong 0,05 mol nguyên tử nhôm là:

A = n.N = 0,05.6.1023 = 0,3.1023 nguyên tử

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Tìm m 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Tìm m 


Đáp án:

nN2 = 0,1 mol ⇒ nN = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố nito ⇒ nCH3NH2 = 0,2 mol

⇒ m = 0,2. 31 = 6,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?


Đáp án:

Gọi kim loại hoá trị II là R

R + H2SO4 → RSO4 + H2

Số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

Từ pt => số mol R = số mol H2 = 0,5 (mol)

Ta có: MR = mR/nR = 12/0,5 = 24

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?


Đáp án:

AgF là muối tan nên chỉ có 3 dung dịch xảy ra phản ứng tạo kết tủa

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…