Hãy thực hiện những biến đổi sau: a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp; b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp. c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc. d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy thực hiện những biến đổi sau:

a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp;

b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.

c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.

d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì


Đáp án:

a. 4AgNO3 + 2H2O (dpdd) → 4Ag + 4HNO3 + O2

2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2

b. ZnS, ZnCO3 → Zn

Phương pháp nhiệt luyện :

2ZnS + 3O2 to→ 2ZnO + 2SO2

ZnCO3 to → ZnO + CO2

ZnO + CO → Zn + CO2

Phương pháp điện phân :

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

2ZnSO4 + 2H2đpdd → 2Zn + 2H2SO4 + O2

c. SnO2 + 2C → Sn + 2CO

d. PbS → Pb

2PbS + 3O2 to→ 2PbO + 2SO2

PbO + C to→ Pb + CO

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4+2H2O → CO2+4H2 (1) Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4+2O3→CO2+2H2O (2) Phản ứng tổng hợp NH3: N2+3H2 ⇔ 2NH3 (3) Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).

Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4+2H2O → CO2+4H2 (1)

Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4+2O3→CO2+2H2O (2)

Phản ứng tổng hợp NH3: N2+3H2 ⇔ 2NH3 (3)

Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn


Đáp án:

Thể tích khí O2 và N2 trong 841,7 m3 không khí:

VO2 = [841,7 . 21,03] : 100 = 177,01 m3

VH2 = [841,7 . 78,02] : 100 = 656,69 m3

Từ pt (3) ta có: VH2 = 3.VN2 = 3.656,69 = 1970,08 m3

Từ pt (1) ta có: VCH4 = 1/4 . VH2 = 1979,08/4 = 492,52 m3

VH2O = 1/2 . VH2 = 1979,08/2 = 985,04 m3

Từ pt (2): VCH4 = 1/2 . VO2 = 177,01/2 = 88,5 m3

VH2O tạo thành = VO2 = 177,01 m3

⇒ Tổng VCH4 cần dùng là: 492,52 + 88,5 = 581,02 m3

⇒ Tổng VH2O cần dùng là: 985,04 – 177,01 = 808,039 m3

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 16,20

  • Câu B. 42,12

  • Câu C. 32,40

  • Câu D. 48,60

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 5,6g Fe. Sau phản ứng thu được 8g một oxit. Xác định công thức phân tử oxit sắt thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 5,6g Fe. Sau phản ứng thu được 8g một oxit. Xác định công thức phân tử oxit sắt thu được?


Đáp án:

nFe = 0,1 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mFe + mO2 = moxit

→ 5,6 + mO2 = 8

mO2 = 2,4g → nO2 = 0,075 mol

Bảo toàn nguyên tố O có: nO = 2. mO2 = 0,15 mol.

Đặt oxit: FexOy

→ x : y = nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Công thức phân tử của oxit là Fe2O3.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức của phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức của phân tử X là công thức nào?


Đáp án:

CTPT của X là (CHO)n hay Cn H2n On

MX = 44.2 = 88 → (12 + 2.1 + 16)n = 88 → n = 4 → CTPT là C4H8O2

Xem đáp án và giải thích
Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?


Đáp án:

Để góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân loại, hóa học có những hướng hoạt động chính như sau:

- Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...

- Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.

- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như: tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…