Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:
a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa.
b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa
(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag,… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Ag + O3 → Ag2O + O2
(2) Tác dụng với phi kim
Oxi, ozon tác dụng với các nguyên tố phi kim (trừ halogen)
4P + 5O2 → 2P2O5
2C + 2O3 → 2CO2 + O2
(3) Tác dụng với hợp chất
Oxi và ozon tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
Ozon là một trong số những chất có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn O2
- O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thàn Ag2O:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
- O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa I- thành I2.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2
Giải thích:
- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,5), chỉ kém flo (4). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh
- So với phân tửu O2, phân tử O3 rất kém bền, dễ biến đổi phân hủy
O3 → O2 + O; 2O → O2
Oxi dạng nguyên tửu hoạt đồng hóa học mạnh hơn oxi ở dạng phân tử cho nên ozzon hoạt động hơn oxi.
Hợp chất A tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOx) hóa trị III.
Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng a.
a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.
a) Gọi công thức của A là H3XOy (vì nhóm XOy hóa trị III nên theo quy tắc hóa trị ta xác định được phân tử có 3 nguyên tử H)
Phân tử khối của H2SO4: 2 + 32 + 16.4 = 98 (đvC)
Vì A nặng bằng phân tử H2SO4 nên PTK của A là 98 đvC
Theo đề bài, ta có khối lượng của nguyên tố oxi trong hợp chất là:
16y = (65,31.98)/100
=> y = 4
→ có 4 nguyên tử oxi trong hợp chất A.
Vậy nguyên tử khối của X là: 98 – (3 + 64) = 31 (đvC)
b) Tên nguyên tố là photpho, kí hiệu hóa học là P.
Công thức hóa học của A là H3PO4.
Câu A. 7
Câu B. 6
Câu C. 5
Câu D. 4
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3
Dung dịch là gì?
Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Tìm m?
Giải
Gọi số mol nAla = a và nGlu = b
*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = m + 73 – m = 73 gam
nHCl = nAla + nGlu => a + b = 73/36,5 = 2 (1)
*Tác dụng với NaOH:
Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)
a → 22a gam
Glu → Glu-Na2 mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)
b → 44b gam
=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)
Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8
=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.