Hãy chọn nguyên liệu (phân đoạn nào, ts) và phương pháp (chưng cất, crăckinh nhiệt, crăckinh xúc tác) thích hợp cho các mục đích ghi trong bảng sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn nguyên liệu (phân đoạn nào, ts) và phương pháp (chưng cất, crăckinh nhiệt, crăckinh xúc tác) thích hợp cho các mục đích ghi trong bảng sau


Đáp án:

Mục đích Nguyên liệu Phương pháp
Xăng cho mô tô, taxi Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 50 – 200oC Crakinh xúc tác
Nhiên liệu cho máy bay phản lực Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 170 – 270oC Crakinh xúc tác
Nhiên liệu cho động cơ diezen Dầu mỏ, phân đoạn dầu diezen, ts = 250 – 350oC Chưng cất
Etilen, propilen Dầu mỏ, phân đoạn khí và xăng, ts < 180oC Chưng cất dưới áp suất cao, tách phân đoạn
Hỗn hợp benzen, toluen, xilen Than đá, phân đoạn sôi, ts = 80 -170oC Chưng cất than đá.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 22,34 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al, Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4, HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO, SO2 có tỉ khối với hidro là 23,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,34 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al, Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4, HNOđặc, nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO, SO2 có tỉ khối với hidro là 23,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X


Đáp án:

Giải

M (hh khí) = 47

Dùng phương pháp đường chéo => n NO = n SO2 = 0,2 mol

Al: a mol, Cu: b mol

→ 7a + 64b = 22,34

→  3a+2b = 3nNO + 2n SO2 = 0,2.3 + 0,2.2 = 1

→ a = 0,14 và b = 0,29

→ %mAl = (27.0,14.100) : 22,34 = 16,92%

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.


Đáp án:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozo tạo dung dịch màu xanh lam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozo tạo dung dịch màu xanh lam?


Đáp án:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → 2H2O + (C6H11O6)2O

nCu(OH)2 = 1/2 nglu = 0,5.(90/180) = 0,025 mol

mCu(OH)2 = 0,025.98 = 2,45g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng giữa kim loại và ion Cu2+
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?


Đáp án:
  • Câu A. Al.

  • Câu B. Mg.

  • Câu C. Fe.

  • Câu D. K.

Xem đáp án và giải thích
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là gì?


Đáp án:

Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là R, khối lượng mol trung bình của chúng là M

Chọn số mol của R tham gia phản ứng là 1 mol.

Phương trình phản ứng :

2R (1) + 2HCl → 2RCl (1 mol) + H2 (1)

2R (1) + H2SO4 → R2SO4 (0,5 mol) + H2 (2)

Khối lượng của muối clorua là: (M + 35,5) = a. (3)

Khối lượng muối sunfat là: 0,5.(2M + 96) = 1,1807a. (4)

Từ (3) và (4) ta có M = 33,67.

Nhận xét: MNa < M < MK ⇒ X và Y là Na và K.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…