Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có). a) C6H6. b) CH2 = CH – CH = CH2. c) CH3 – C≡ CH. d) CH3 – CH3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).

a) C6H6.

b) CH2 = CH – CH = CH2.

c) CH3 – C≡ CH.

d) CH3 – CH3.


Đáp án:

Chỉ có chất b) và c) làm mất màu dung dịch brom. Vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự như C2H4 và C2H2.

b) CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH = CH2

c) CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – CBr2 – CHBr2

Hoặc CH3 – C ≡ CH + Br2 → CH3 – CBr = CHBr

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?


Đáp án:

Cu + Cl2 →t o CuCl2

nCuCl2 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố → nCu = nCuCl2 = 0,1 mol

→ mCu = 0,1. 64 = 6,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi nung 23,2 gam sunfua của một kim loại hóa trị hai trong không khí rồi làm nguội sản phẩm thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sản phẩm khí này làm mất màu 25,4 gam iot. Xác định tên kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi nung 23,2 gam sunfua của một kim loại hóa trị hai trong không khí rồi làm nguội sản phẩm thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sản phẩm khí này làm mất màu 25,4 gam iot. Xác định tên kim loại đó.


Đáp án:

Gọi kim loại hóa trị hai là M ⇒ Muối là MS nung trong không khí được một chất khí là SO2 và một chất lỏng SO2 phản ứng với I2 theo phương trình

SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI

nI2 = 25,4/[127.2] = 0,1 mol

Theo phương trình và BT nguyên tố S ta có: nMS = nSO2 = nI2 = 0,1 mol

=> MMS = 23,2/0,1 = 232 = M + 32

⇒ M = 200. M là thủy ngân Hg

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?


Đáp án:

mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol

nNO = x mol; nNO2 = y mol

Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2

0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm ba este no, đơn chức mạch hở X, Y, Z và đều có phân tử khối nhỏ hơn 88. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba este no, đơn chức mạch hở X, Y, Z và đều có phân tử khối nhỏ hơn 88. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

E gồm: HCOOCH3; HCOOC2H5; CH3COOCH3

Muối gồm HCOONa và CH3COONa có tổng số mol là 0,1 mol

=> 68.0,1 < mmuối < 82.0,1 => chọn mmuối = 7,4

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.

– Tác dụng với dung dịch axit:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.

– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.

– Dễ bị phân hủy:

MgCO3   --t0--> MgO + CO2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…