Câu A. axit fomic.
Câu B. phenol.
Câu C. etanal.
Câu D. ancol etylic. Đáp án đúng
Đáp án D. Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là ancol etylic.
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:
+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl
- Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:
+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
+ Còn lại là NaCl.
Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau:
I2(k) ⇌ 2I(k)
Ở 727oC hằng số cân bằng KC là 3,80.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào ưong bình 2,30 lít ở 727°C. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng.
Ta có; CM(I2) = 0,0198M
Gọi nồng độ iot bị chuyển hóa là x
I2(k) ⇌ 2I(k)
Phản ứng: x
Cân bằng: (0,0198 - x) 2x
=> 4x2/(0,0198 - x) = 3,8.10-5
=> x = 0,434.10-3
Vậy: [I2] = 0,0198 – 0,000434 = 0,0194M; [I] = 0,86.10-3M
Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?
Ta có: nH2 = 0,2 mol
1,5g chất rắn còn lại trong bình là khối lượng Cu vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
⇒%mCu = (1,5/7).100% = 21,43%
⇒mFe và Al = mhh – mCu = 7 -1,5 = 5,5g
Đặt: nAl = x mol
nFe = y mol
⇒ Ta có phương trình khối lượng: 27x + 56y = 5,5 (1)
Phương trình phản ứng hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
x 1,5x
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y y mol
Ta có: nH2= 1,5x + y = 0,2 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 27x + 56y = 5,5 & 1,5x + y = 0,2
⇒%mAl = ((0,1.27)/7).100% = 38,57%
⇒%mFe = 100% – 38,57% – 21,43% = 40%
Thế nào là sự lai hóa?
Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.
Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch
Khối lượng đường có trong dung dịch là: mct = 250.10% = 25 gam
Khối lượng nước cần để pha chế là:
mnước = mdung dịch - mchất tan = 250 – 25 = 225 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.