Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:


Đáp án:

(1) Mg + Cl2 → MgCl2

(2) 2Mg + O2 → 2MgO

(3) Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2 ↑

(4) Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag ↓

(5) Mg + S → MgS

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về đipeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N-CH(CH3)CONH-CH2COOH.

  • Câu B. H2N-CH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.

  • Câu C. H2N-CH2CONH-CH2COOH.

  • Câu D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại kiềm thổ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng

Đáp án:
  • Câu A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.

  • Câu B. Kim loại M là sắt (Fe).

  • Câu C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.

  • Câu D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng, dư (c) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dd Na2CO3 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho Cu vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.


Đáp án:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.

Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3

    PTHH: 

 SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O

               0,1            0,1 mol

⇒VSO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.

    PTHH: 

 SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O        (1)

0,15      0,15           0,15mol 

Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol 

⇒  nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,1 = 0,05 mol

SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2         (2)

 0,05   0,05mol    

⇒  VSO2= (0,15 + 0,05).22,4 = 4,48 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?


Đáp án:

Gọi kim loại hoá trị II là R

R + H2SO4 → RSO4 + H2

Số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

Từ pt => số mol R = số mol H2 = 0,5 (mol)

Ta có: MR = mR/nR = 12/0,5 = 24

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…