Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, hãy đoán nhận sự biến đổi về năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện, tính kim loại của các kim loại nhóm IA.
Theo chiều từ trên xuống dưới của nhóm IA:
- Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm.
- Độ âm điện giảm.
- Tính kim loại tăng.
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.
TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.
Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
1. Tác dụng với dung dịch brom.
TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom
Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.
Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.
PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.
2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.
TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra
Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O
PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen
Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát
Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát
Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.
Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.
Câu A. 2 mol
Câu B. 1 mol
Câu C. 3 mol
Câu D. 4 mol
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Giải
Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:
mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
→ a = 0,015; b = 0,01
→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol
→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư.
→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y)
→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 => x = 0,145; y = 0,015
Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)
nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol
→ nH2O= 0,09 mol
Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g
→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g
→ C%Mg(NO3)2 = 10,15%
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau:
a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, CH2OH-CHOH-CH2OH
b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO
a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH
Thuốc thử | Etylamin | Anilin | Glucozo | Glixerol |
Quỳ tím | Màu xanh | - | - | - |
AgNO3/NH3 | - | ↓ Ag | - | |
Dd Br2 | ↓ trắng |
b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO
Thuốc thử | Metylamin | Phenol | Axit axetic | Andehit axetic |
Quỳ tím | Màu xanh | - | Màu đỏ | - |
Dd Br2 | - | ↓ trắng | Mất màu nâu đỏ |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.