Đốt cháy kim loại sắt trong không khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A.

    18,0

  • Câu B.

    22,4

  • Câu C.

    15,6

  • Câu D.

    24,2

    Đáp án đúng

Giải thích:

Fe –O2→ X—HNO3 →  Fe(NO3)3
nFe = 5,6:56 = 0,1 mol
ĐLBTNT Fe: nFe = nFe(NO3)3  = 0,1
=> m(muối) = 242.0,1 = 24,2 gam

=> Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp nào để thay thế PE ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp nào để thay thế PE ?



Đáp án:

Túi PE không gây độc nên thuận lợi cho việc dùng đựng thực phẩm. Tuy nhiên, do PE là chất rất bền với các tác nhân oxi hoá thông thường, không bị phân huỷ sinh học và không tự phân huỷ được, nên sau một thời gian, lượng túi PE trở thành phế thải rắn rất ỉớn, đòi hỏi việc xử lí rác thải rất khó khăn.

Cần có các vật liệu an toàn, dễ tự phân huỷ hoặc bị phân huỷ sinh học, thí dụ túi làm bằng vật liệu sản xuất từ xenlulozơ.




Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết:   a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).   b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

  a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).

  b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.


Đáp án:

  a, nFe = 0,5(mol)

   Số nguyên tử của Fe là: 0,5.6.1023 = 3.1023 nguyên tử hoặc 0,5N nguyên tử .

   nCu =0,1(mol)

 Số nguyên tử của Cu là: 0,1.6.1023 = 0,6.1023 nguyên tử hoặc 0,1N nguyên tử.

   nAl = 1/3 mol

 Số nguyên tử của Al là: (1/3) . 6.1023 = 2.1023 nguyên tử hoặc 1/3.N nguyên tử.

   b, mH2 = nH2.MH2 = 2.2 = 4(g) → VH2 = nH2.22,4 = 2.22,4 = 44,8(l)

   mO2 = nO2.MO2 = 1,5.32 = 48(g) → VO2 = nO2.22,4 = 1,5.22,4 = 33,6(l)

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 1,15.44 = 50,6(g) → VCO2 = nCO2.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)

   mCH4 = nCH4.MCH4 = 1,15.16 = 18,4(g) → VCH4 = nCH4.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)

 

Xem đáp án và giải thích
Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là :


Đáp án:
  • Câu A. 0,07 mol

  • Câu B. 0,05 mol

  • Câu C. 0,09 mol

  • Câu D. 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích
Kim loại tác dụng với axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 4,48.

  • Câu B. 2,24.

  • Câu C. 3,36.

  • Câu D. 6,72.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 5,2g 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau vào nước được 2,24 lit khí H2 (dktc). Hai kim loại đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 5,2g 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau vào nước được 2,24 lit khí H2 (dktc). Hai kim loại đó là


Đáp án:

Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm là M

M + H2O -> MOH + 0,5H2

0,2             <-                0,1 mol

=> MM = 26g

=> 2 kim loại là Na(23) và K(39)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…