Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm a?


Đáp án:

Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol

Áp dụng công thức:

namin = (nH2O – nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)

= (0,4 – 0,25): 1,5 = 0,1 mol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?


Đáp án:

Giải T + O2 -to→ 0,72 mol CO2 + 1,08 mol H2O.

Tương quan nT = ∑nH2O - ∑nCO2 → số C = 0,72/0,36 = 2

→ 2 ancol no có cùng số C là 2 chỉ cố thể là C2H5OH và C2H4(OH)2

→ nX + nY = ∑nhỗn hợp ancol = 0,36 mol; lại có

→ giải hệ só mol có nX = 0,16 mol; nY = 0,2 mol.

Từ giả thiết đề cho có:

40,48 gam E + 0,56 mol NaOH → a gam muối + 0,15 mol C2H5OH + 0,2 mol C2H4(OH)2

→ bảo toàn khối lượng có a = 43,12 gam → Chọn đáp án A

Giải cụ thể và rõ hơn 2chất X và Y ta biện luận giải pt nghiệm nguyên như sau:

40,48 gam hỗn hợp E gồm 0,16 mol X dạng CnH2nO2 và 0,2 mol Y dạng CmH2m-2O4

→ 0,16.(14n + 32) + 0,2.(14m + 62) = 40,48 → 4n + 5m = 41

Cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là n = 4 và m = 5.ứng với X là CH3COOC2H5 và Y là HCOOCH2CH2OOCCH3.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑

- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70 độ C. (b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH. (c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục. (d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen. (e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl). Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
 Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

X tác dụng với HCl và NaOH đều sinh khí → X có cấu tạo CH3NH3HCO3

CH3NH3HCO3 + 2KOH → CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O

Thấy 2nX < nKOH → KOH còn dư: 0,05 mol

mchất rắn = mK2CO3 + mKOH dư = 0,1.138 + 0,05.56 = 16,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử? a) Khối lượng nguyên tử. b) Số thứ tự. c) Bán kính nguyên tử. d) Tính kim loại. e) Tính phi kim f) Năng lượng ion hóa thứ nhất. i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit. k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?

a) Khối lượng nguyên tử.

b) Số thứ tự.

c) Bán kính nguyên tử.

d) Tính kim loại.

e) Tính phi kim

f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.

i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.

k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.


Đáp án:

Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…