Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x

Bảo toàn C:

nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol

⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516

⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng.

  • Câu B. So với nguyên tử natri, nguyên tử magie có độ âm điện lớn hơn và bán kính nhỏ hơn.

  • Câu C. Các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có bán kính nguyên tử tăng dần.

  • Câu D. Các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có độ âm điện giảm dần.

Xem đáp án và giải thích
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Xem đáp án và giải thích
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?


Đáp án:

Giống nhau: đều là oxit axit

   CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:

   SiO2 + 2NaOHn,c → Na2SiO3 + H2O

Khác nhau:

CO2 SiO2

- Tính chất vật lí:

   + Chất khí không màu

   + Tan ít trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg → C + 2MgO

- Tính chất vật lí:

   + Chất rắn

   + Không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Tan trong axit HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Este nào nào sau đây có mùi chuối chín ?

Đáp án:
  • Câu A. Benzyl axeat.

  • Câu B. Vinyl axetat.

  • Câu C. isoamyl valerat

  • Câu D. Isoamyl axetat.

Xem đáp án và giải thích
 Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai? a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng). b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng) c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng). d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?

a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).

b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng)

c) 2CH+ Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).

d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).


Đáp án:

Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…