Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. Tìm công thức đơn giản nhất của X.
Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là CO2 (a mol) và N2 (b mol)
Ta có mhỗn hợp khí = mCO2 + mN2 = 44a + 28b = 1,6
a = 0,03 mol; b = 0,01 mol.
- Đặt X là CxHyOzNt
nC = nCO2 = 0,03 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,01 = 0,02 mol.
mH2O = mX + mO2 - mCO2 - mH2O = 1,52 + 0,025 × 32 - 0,03 × 44 - 0,01 × 28 = 0,72 gam.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,72/18 = 0,08 mol.
nH2O = nO trong CO2 + nO trong H2O = 0,03 × 2 + 0,04 - 0,025 × 2 = 0,05 mol.
Ta có x: y: z: t = nC: n :H nO: nN = 0,03: 0,08: 0,05: 0,02 = 3: 8: 5: 2
Vậy CTĐGN là C3H8O5N2
Có mấy phương pháp thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
Có 2 phương pháp thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy nước và phương pháp đẩy không khí.
Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của:
a. Dung dịch FeSO4
b. Dung dịch H2O2.
Nguyên tắc: Dùng dung dịch chuẩn KMnO4 (có màu tím hồng) để chuẩn độ các chất khử FeSO4 và H2O2 trong môi trường axit H2SO4 loãng. Phương pháp này không cần chất chỉ thị vì ion Mn2+ không có màu nên khi dư 1 giọt dung dịch chuẩn KMnO4 thì dung dịch đang từ không màu chuyển sang màu hồng rât rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.
MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
2MnO4- + 5H2O2 + 6H+ → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
nFe = 0,4 mol
nH2SO4 = 0,25 mol
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
1 1
0,4 0,25
So sánh tỉ lệ: 0,4/1 > 0,25/1
⇒ Fe dư
Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol
mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.
Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.
nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol
Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.
Nung hỗn hợp gồm 10,8g Al và 16,0g Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Tính khối lượng kim loại trong Y
nAl = 0,4; nFe2O3 = 0,1 mol
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
⇒ nAl dư = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
⇒nFe = 2 nFe2O3 = 0,2
⇒mkl = mAl + mFe = 0,2.27 + 0,2.56 = 16,6g
Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:
mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là gì?
Gọi CTPT X là: CxHyOz
x : y : z = mC/12 : mH/1 : mO/16 = 2,24/12 : 0,357/1 : 2/16 = 0,187 : 0,375 : 0,125 = 3 : 6 : 2
⇒ CTĐG: C3H6O2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.